Đơn vị trực thuộc PGD
Kho học liệu
Lịch làm việc
  • Thứ tư 01/11/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 11/2017 CẤP THCS

  • Chủ nhật 01/10/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 10/2017 CẤP THCS

  • Thứ sáu 01/09/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 9/2017 CẤP THCS

  • Thứ ba 01/08/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2017 CẤP THCS

  • Thứ hai 01/08/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2016

  • Thứ sáu 01/07/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 7/2016

  • Thứ tư 01/06/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 6/2016

  • Chủ nhật 01/05/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 5/2016

  • Thứ sáu 01/04/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 4/2016

  • Thứ ba 01/03/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 3/2016

  • Thứ hai 01/02/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 02/2016 CẤP THCS

  • Thứ sáu 01/01/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 1/2016 CẤP THCS

  • Thứ hai 30/11/2015 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 12/2015 CẤP THCS

  • Chủ nhật 01/11/2015 00:00
    Tháng 11/2015

  • Thứ năm 01/10/2015 00:00
    Tháng 10/2015

  • Thứ ba 01/09/2015 00:00
    Tháng 9/2015

  • Thứ bảy 15/08/2015 00:00
    Tháng 8

Xem toàn bộ

Powered by NukeViet Edu Gate - a product of VINADES.,JSC

Trẻ mầm non tư thục chịu nhiều thiệt thòi

Thứ ba - 29/07/2014 23:40
Vừa qua đại diện UNESCO tại Việt Nam đã đưa ra báo cáo giám sát toàn cầu năm 2007 của UNESCO về giáo dục mầm non. Báo cáo của UNESCO đánh giá, việc thiếu quan tâm đến giáo dục mầm non chính là sự bỏ lỡ cơ hội cải thiện triển vọng cho trẻ em.
Trẻ mầm non tư thục chịu nhiều thiệt thòi
         Theo ông Sheldon Shaeffer, Giám đốc Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ. Chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ.
Bà Ngô Thị Hợp, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD-ĐT, cho rằng một nghịch lý đang tồn tại ngay từ quan niệm của đa số người dân đối với việc chăm sóc trẻ lứa tuổi mầm non, đó là công việc này ai cũng làm được vì phụ nữ nào cũng từng chăm sóc con cái mình. Trong khi đó, nhu cầu nuôi dạy trẻ lứa tuổi mầm non hiện rất căng thẳng do cơ sở trường lớp công lập không đáp ứng được lượng trẻ đến tuổi đi học ngày một gia tăng. Điều này khiến cho các điểm trông trẻ tư nhân mọc lên như nấm, không kiểm soát và quản lý được. Ông Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định chăm sóc trẻ mầm non không đơn giản chỉ là trông giữ trẻ mà còn cần rất nhiều kỹ năng về y tế, tâm lý, sư phạm, sức khỏe dinh dưỡng... Nhưng thực tế là đội ngũ giáo viên mầm non tư thục hiện rất thiếu và không đáp ứng được chất lượng. Số liệu của Bộ GD-ĐT cho biết có 1/4 số giáo viên và cán bộ quản lý ngành học mầm non không đạt chuẩn; số giáo viên được đào tạo chỉ đáp ứng 40% nhu cầu. Bài toán thiếu giáo viên mầm non còn trầm trọng hơn ở các khu công nghiệp, các tỉnh vùng sâu vùng xa. Chính những nguyên nhân này đã khiến cho nhóm trẻ em mầm non tư thục phải chịu nhiều thiệt thòi khi phải đối mặt trước nguy cơ tổn hại về thể chất cũng như tâm lý do chăm sóc không đúng cách.
Tre mam non tu thuc chiu nhieu thiet thoi

         Bà Ngô Thị Hợp cũng cho rằng, không ít các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, chưa thấy rõ quyền của trẻ em nên tỉ lệ đầu tư cho giáo dục mầm non ở nhiều địa phương rất thấp, nhiều nơi giáo viên làm việc 12 giờ/ngày nhưng chỉ nhận lương 700.000 đồng/tháng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ, yếu kém trong giáo dục mầm non, đặc biệt là ở những địa bàn cha mẹ có thu nhập thấp.

         Trả lời câu hỏi tại sao ngân sách đầu tư cho bậc mầm non ngày càng giảm xuống, Thứ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ GD-ĐT đã nhận ra điều này. Hiện nay, ngân sách đầu tư cho giáo dục phổ thông bao nhiêu thuộc về quyền quyết định của địa phương. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT sẽ kiến nghị lập một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu để giải quyết các mục tiêu chiến lược. Trên cơ sở khảo sát các cơ sở giáo dục mầm non, sẽ kiến nghị Thủ tướng có quyết định phù hợp. Ông Luận cũng cho biết, Chính phủ đã quyết định chuyển các trường bán công mầm non sang công lập thay vì chuyển sang tư thục như quy định trước đây.


Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia được UNESCO đánh giá đã dành ưu tiên cho giáo dục mầm non trong những năm gần đây. Nhất là việc thực hiện các chính sách, mở rộng dịch vụ chăm sóc giáo dục mầm non, chú trọng hơn tới chất lượng và đầu tư về cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non.

        Việt Nam cũng đã cam kết thực hiện tốt 6 mục tiêu của chương trình Giáo dục cho mọingười trên toàn cầu bao gồm: Mở rộng và cải thiện chăm sóc, giáo dục mầm non toàn diện; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015; tăng cường các chương trình kỹ năng sống và học tập cho thanh niên và người lớn; giảm 50% tỷ lệ mù chữ của người lớn vào năm 2015; đạt được cân bằng giới vào năm 2005 và bình đẳng giới vào năm 2015; cải thiện chất lượng giáo dục.


        Bà Ngô Thị Hợp cho biết, trong năm học 2005-2006, tổng số trẻ em ở các trường, lớp mầm non là gần 3 triệu cháu, so sánh với năm học 2000-2001 bình quân tăng 2,88%/năm. Số trẻ em học ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao: 74,9% ở nhà trẻ và 55,2% ở mẫu giáo. Khoảng cách về cơ hội tiếp cận giáo dục cơ sở giữa các nhóm dân tộc đã được thu hẹp. Tỷ lệ trẻ mầm non các dân tộc đi học trong tổng số trẻ đi học trong 5 năm gần đây ngày càng tăng lên; năm học 2002-2003 chỉ có 12,88%, đến năm học 2005-2006 có 13,75%. Đó là những kết quả khả quan cho thấy bước tiến của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu về giáo dục mầm non.

       Theo Báo cáo giám sát toàn cầu về Giáo dục cho mọi người của UNESCO năm 2007, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ trẻ em nhập học bậc Giáo dục mầm non (đạt 47%), cao hơn so với tỉ lệ 40% trung bình của thế giới, trong khi đó Malaysia đạt tỷ lệ cao nhất 108%. Con số này có thể vượt quá 100% là do việc nhập trường sớm hoặc muộn hơn so với tuổi và lưu ban. Lào và Campuchia có tỷ lệ thấp nhất với 8% và 9%.
Cũng theo báo cáo này, VN đạt được mức độ cân bằng về giới với tỉ lệ 46% trẻ em nữ và 47% trẻ em nam được học mầm non.


       Chỉ có 2 nước tại khu vực Đông Á là Hàn Quốc và Trung Quốc gần đạt được các mục tiêu có thể đo lường được của giáo dục mầm non. VN xếp thứ 6 trong nhóm các nước có vị trí trung bình.
 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây