Đơn vị trực thuộc PGD
Kho học liệu
Lịch làm việc
  • Thứ tư 01/11/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 11/2017 CẤP THCS

  • Chủ nhật 01/10/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 10/2017 CẤP THCS

  • Thứ sáu 01/09/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 9/2017 CẤP THCS

  • Thứ ba 01/08/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2017 CẤP THCS

  • Thứ hai 01/08/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2016

  • Thứ sáu 01/07/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 7/2016

  • Thứ tư 01/06/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 6/2016

  • Chủ nhật 01/05/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 5/2016

  • Thứ sáu 01/04/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 4/2016

  • Thứ ba 01/03/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 3/2016

  • Thứ hai 01/02/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 02/2016 CẤP THCS

  • Thứ sáu 01/01/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 1/2016 CẤP THCS

  • Thứ hai 30/11/2015 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 12/2015 CẤP THCS

  • Chủ nhật 01/11/2015 00:00
    Tháng 11/2015

  • Thứ năm 01/10/2015 00:00
    Tháng 10/2015

  • Thứ ba 01/09/2015 00:00
    Tháng 9/2015

  • Thứ bảy 15/08/2015 00:00
    Tháng 8

Xem toàn bộ

Powered by NukeViet Edu Gate - a product of VINADES.,JSC

Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian trong các buổi hoạt động tập thể

Thứ hai - 11/08/2014 00:20

Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian trong các buổi hoạt động tập thể

Trò chơi dân gian là “món ăn tinh thần” giúp học sinh có nhiều hứng thú khi đi học, để mỗi ngày đến lớp, đến trường là một ngày vui, góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa mang tính thể thao, trí tuệ trong các trò chơi dân gian
HIỆU QUẢ TỪ VIỆC ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀO TRƯỜNG HỌC



Rộn rã, háo hức giờ ra chơi

      Không còn cảnh nhiều học sinh rượt đuổi nhau, nghịch phá hoặc chơi các trò “bạo lực” vào giờ ra chơi. Thay vào đó, sân trường rộn rã những nhóm nhảy lò cò, nhảy dây, ,… Mỗi giờ ra chơi giống như một ngày hội văn hóa dân gian với rất nhiều trò chơi từ dễ đến khó. Mỗi lớp diễn ra một trò chơi khác nhau. Cả cô và trò tuy thấm mệt nhưng đều rất vui.

     Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, các đồ chơi bạo lực trên mạng thì việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.

Xét về góc độ giáo dục, trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm: Loại trò chơi vận động như tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh; loại trò chơi học tập, điển hình là chơi cờ lá, cờ lật, chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán; loại trò chơi sáng tạo là những trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu… Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. Cuối cùng, loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán… Trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, trẻ học được cách ứng xử của người lớn để chuẩn bị làm người sau này…

Những hiệu quả tích cực

     Trò chơi dân gian có một đặc điểm rất quan trọng là diễn ra ngoài trời, luôn gắn bó trẻ với môi trường tự nhiên, đưa các em hòa đồng với thiên nhiên, hòa đồng với mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố trong môi trường, giúp các em hiểu biết thiên nhiên sâu sắc, từ đó càng yêu quý thiên nhiên hơn.

Trò chơi "Chong chóng", "chơi sáo diều" giúp các em thấy rằng, con người có thể lợi dụng sức gió – nguồn năng lượng tự nhiên trong cuộc sống. Cùng với đó, tiếng sáo diều vi vu ngân lên trong trẻo, ngước lên trời cao với những cánh diều no gió cho thấy một khung cảnh thật thanh bình, từ đó có thể giáo dục tình cảm yêu quê hương, tôn trọng những gì mình đang có.

Hay chỉ với hòn đất nặn đủ màu, các em có thể tạo thành các hình hoa, quả hay con vật. Các trò chơi như "Mèo đuổi chuột", "Bịt mắt bắt dê", "Thả đỉa ba ba", "Xỉa cá mè",...ít nhiều nói lên quan hệ sinh thái của các loài. "Trồng nụ, trồng hoa" lại cho thấy phải phạt những ai chạm vào "nụ", "hoa". Điều đó có ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường.

     Ngoài việc tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ qua trò chơi, trò chơi dân gian còn giúp các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Khi các em chơi phải biết nhường nhịn nhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn.

Hiện nay, ngoài giờ học, một số học sinh thường chơi game, nghe nhạc, xem ti vi... Có nhiều em quá mê game nên quên cả học, quên ăn uống. Ngồi chơi và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và cột sống. Có em nhỏ tuổi đã bị béo phì vì ăn nhiều chất mà thiếu vận động, có em mới học lớp 1 đã đeo cặp kính cận dày, đi lệch vai, vẹo cột sống...

Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt hơn.

     Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách nào hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa các trò chơi dân gian, trò chơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tính ứng xử trên cơ sở xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực sẽ giúp các em được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian…

Đối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Một số trò chơi dân gian phổ biến dành cho trẻ em
 
Chơi chuyền

Rồng rắn lên mây

Nu na nu nống

Dải danh

Ô ăn quan

      Nhiều thầy cô giáo cho rằng, trò chơi dân gian dễ tổ chức, dễ chơi, không tốn kém lại mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nhưng không phải trường nào, lớp nào cũng áp dụng nó một cách hiệu quả. Vấn đề ở chỗ, do khoảng cách lịch sử khá lớn, nên các em học sinh chưa thực sự hiểu hết được ý nghĩa của các trò chơi. Nếu người tổ chức không khéo dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán, không tạo được hứng thú cho các em học sinh. Kéo theo hệ quả, tổ chức nhiều trò chơi mà các em không nhiệt tình tham gia, cổ vũ.

      Để làm cho các em thực sự yêu thích các trò chơi dân gian, thiết nghĩ, các nhà trường, mà trực tiếp là những người quản trò phải lựa chọn trò chơi hợp lý, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm riêng của học sinh trường mình. Không nên chỉ phổ biến suông mà cần khéo léo biến trò chơi thành các cuộc thi nhỏ mang tính chất vô tư, hồn nhiên, không căng thẳng và có sự động viên, khích lệ kịp thời.

       Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy phải thường xuyên khuyến khích, động viên tất cả các em tham gia chơi càng đông càng vui. Trong khi chơi, mọi em đều bình đẳng như nhau. Nếu em nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê bình, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên.

Tác giả: Đỗ Tuấn An

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây