Đơn vị trực thuộc PGD
Kho học liệu
Lịch làm việc
  • Thứ tư 01/11/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 11/2017 CẤP THCS

  • Chủ nhật 01/10/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 10/2017 CẤP THCS

  • Thứ sáu 01/09/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 9/2017 CẤP THCS

  • Thứ ba 01/08/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2017 CẤP THCS

  • Thứ hai 01/08/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2016

  • Thứ sáu 01/07/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 7/2016

  • Thứ tư 01/06/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 6/2016

  • Chủ nhật 01/05/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 5/2016

  • Thứ sáu 01/04/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 4/2016

  • Thứ ba 01/03/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 3/2016

  • Thứ hai 01/02/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 02/2016 CẤP THCS

  • Thứ sáu 01/01/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 1/2016 CẤP THCS

  • Thứ hai 30/11/2015 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 12/2015 CẤP THCS

  • Chủ nhật 01/11/2015 00:00
    Tháng 11/2015

  • Thứ năm 01/10/2015 00:00
    Tháng 10/2015

  • Thứ ba 01/09/2015 00:00
    Tháng 9/2015

  • Thứ bảy 15/08/2015 00:00
    Tháng 8

Xem toàn bộ

Powered by NukeViet Edu Gate - a product of VINADES.,JSC

Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống Ngành GDĐT Hà Đông (1954-2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)

Thứ sáu - 15/11/2024 15:59

Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống Ngành GDĐT Hà Đông (1954-2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)

Trong không khí vui tươi, phấn khởi cả nước hướng về Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành GDĐT Thủ Đô. Sáng 15/11, ngành GDĐT quận Hà Đông long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam - 70 năm truyền thống ngành GDĐT Hà Đông (1954-2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Thị Bích Ngọc - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; Nguyễn Hữu Độ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT; Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội; Nguyễn Thanh Xuân - Bí thư Quận ủy Hà Đông cùng các nhà giáo lão thành, nhà giáo ưu tú và toàn thể các giáo viên, cán bộ, nhân viên của các trường học trên địa bàn quận Hà Đông.
dsc09613.jpg
Lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND quận Hà Đông chúc mừng ngành GD&ĐT quận Hà Đông.
hang-phat-bieyr.jpg
Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông phát biểu tại buổi lễ.
dsc09587.jpg
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội chúc mừng ngành GD&ĐT quận Hà Đông
z6034516118689_a8ca9c719fb0b9fe5d7e91d3237cad45.jpg
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội và đồng chí Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao cờ thi đua của Thành phố cho các đơn vị trường học quận Hà Đông.
dsc09714.jpg
Các cấp lãnh đạo trao tặng Bằng khen cho các đơn vị trường học.
xuan-pb.jpg
Bí thư Quận ủy Hà Đông Nguyễn Thanh Xuân phát biểu tại buổi lễ.
tri-an.jpgTri ân các nhà giáo ngành GD&ĐT Hà Đông qua các thời kỳ.
Từ xa xưa, các đấng thánh đế minh vương luôn lấy việc bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên bởi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” – nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và lên cao. Vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, sự nghiệp GD luôn được chú trọng cùng với sự trường tồn và phát triển của dân tộc.
Ngược dòng thời gian, trở về những ngày đầu xây dựng nền GD tự chủ của nước nhà, Ngành GD Thủ đô trong đó có ngành GD quận Hà Đông đã tô thắm những mốc son vào lịch sử nền GD của đất nước. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945, hệ thống GD của Hà Đông chưa được hình thành. Điều kiện dạy và học rất khó khăn, chỉ có 2 trường Tiểu học nam và trường Tiểu học nữ rất đơn sơ.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Bộ Quốc gia GD. Nền GD nước nhà chuyển sang một trang mới. Đất nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc, thù trong giặc ngoài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi diệt “giặc dốt” cũng quan trọng không kém việc diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Chính phủ đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, chống nạn mù chữ. Hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền cách mạng, chỉ trong thời gian ngắn, Thị xã Hà Đông đã đồng loạt mở nhiều lớp bình dân học vụ dưới nhiều hình thức khác nhau. Hàng đêm, tại các thôn làng, ngõ xóm luôn sáng đèn, từ già tới trẻ ai nấy đều ra sức học con chữ, học để ý thức rõ hơn về mình, học để mở mang tri thức, học để làm chủ nước nhà. Các thầy cô giáo với lòng nhiệt huyết và sự đam mê truyền cái chữ để cùng nhau “xóa giặc dốt - chống mù chữ”. Ngoài một vài thầy đồ được đi học trở thành nho sĩ thì những người thầy đầu tiên trong các lớp học ấy không có bằng cấp, không được đào tạo bài bản, chỉ là những người biết chữ nhiều dạy cho người chưa biết, họ không có lương bổng, có chăng chỉ là mấy cân thóc và vài cân gạo do phụ huynh tự nguyện đóng góp. Từ các lớp bình dân học vụ, từ các lớp vỡ lòng học chung ấy, GD Hà Đông và nền GD cách mạng đã hình thành, khởi đầu trong vô vàn khó khăn nhưng cũng thật bền bỉ, trong sáng và gắn bó với nhân dân.
Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, hòa với niềm vui chung của cả nước, người dân Hà Đông bước vào công cuộc lao động, học tập, xây dựng quê hương, ổn định cuộc sống, các em HS náo nức đến trường. GD Hà Đông dần dần đi vào ổn định, nền nếp và phát triển. GDMN đã được hình thành, hai trường mẫu giáo đầu tiên được thành lập tại khu tập thể Cầu Đơ và khu Hà Trì. GDPT đã có bước tiến vượt bậc. Khi đó Hà Đông có 05 trường tiểu học: Vạn Phúc, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hà Cầu, Văn Yên. Đến cuối năm 1975 thị xã Hà Đông có 16 trường phổ thông:
Cấp 1 có 8 trường, với 114 lớp - 4800 HS;
Cấp 2 có 8 trường, với 99 lớp, 4250 HS; Tổng số CBGV khoảng 460 người.
Tuy nhiên, giai đoạn này, điều kiện vật chất các trường học vô cùng khó khăn, các lớp học là nhà cấp 4 hoặc bằng tre, nứa lá. Một số nơi đã phải học tại đình làng, nhà kho hợp tác xã. HS đi học phải mang theo ghế ngồi, bàn học nhiều khi là cánh cửa kê lên trên 4 cọc tre. Sách vở, dụng cụ, giấy bút đều thiếu thốn, thầy và trò phải tiết kiệm từng mẩu bút chì, từng mảnh giấy. Mỗi thầy giáo, cô giáo đồng thời là một người chiến sĩ văn hóa, vừa lao động sản xuất, vừa đánh giặc. Để ghi nhận những cố gắng nỗ lực của Ngành GD Hà Đông trong công cuộc xóa giặc dốt, năm 1958 thị xã Hà Đông được công nhận là đơn vị xóa nạn mù chữ đầu tiên của tỉnh Hà Đông.
Năm 1972 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc ác liệt, nhiều thầy cô giáo và học sinh trong nội thành Hà Nội sơ tán về Hà Đông. Mặc cho mưa bom bão đạn các thầy cô vẫn đến lớp, các em HS đội mũ rơm, đeo lá ngụy trang đến trường. Lớp học có thể chỉ là những cái lán nhỏ, nhưng những tiếng giảng bài vang vang của các thầy cô, tiếng ríu ran học bài của trẻ thơ như những nốt ngân trong trẻo tạo nên những thanh âm đầy sức lan tỏa mạnh mẽ thấm sâu trong lòng dân.
Kỷ niệm 70 năm truyền thống Ngành GD Hà Đông, chúng ta thật sự cảm động, tự hào và trân trọng nhớ về một thời, các thầy giáo đã lên đường nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, nhiều HS đã lên đường tòng quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Trong cuộc trường chinh ấy, nhiều nhà giáo, HS đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Đó là những hình ảnh vô cùng cao đẹp, một khúc tráng ca và lắng sâu mãi mãi về một thời hoa lửa. 
Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính từ tỉnh Hà Đông, đến tỉnh Hà Tây, tỉnh Hà Sơn Bình rồi lại trở về tên tỉnh Hà Tây; đến tháng 8 năm 2008, dấu mốc vô cùng quan trọng đối với Hà Đông và cũng đánh dấu một chặng đường mới đối với Ngành giáo dục, đó là sự hợp nhất về địa giới hành chính thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Hà Đông trở thành một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hà Nội có diện tích lớn với tốc độ đô thị hóa nhanh. Cùng với sự thay đổi địa giới hành chính, Ngành GD Hà Đông đã không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng GD, luôn là điểm sáng của tỉnh Hà Đông, tỉnh Hà Tây, tỉnh Hà Sơn Bình và của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Năm 2010, việc triển khai thực hiện Đề án số 01-ĐA/QU của Quận ủy Hà Đông về "Nâng cao chất lượng GDĐT quận Hà Đông" đã thể hiện sự quan tâm, đầu tư đặc biệt của Quận ủy, HĐND, UBND đối với ngành GDĐT Quận. Qui mô trường lớp được đầu tư mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cơ sở vật chất trường học được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đội ngũ CBQLGD, GV thường xuyên được bổ sung, kiện toàn để đảm bảo nguồn nhân lực cho các nhà trường thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu học tập của phụ huynh HS và con em trên địa bàn. Cụ thể năm học 2000-2001, chỉ có hệ thống trường công lập chưa có trường ngoài công lập. Toàn quận có 33 trường của 3 cấp học với 554 lớp, 19.531 HS, tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia đạt 9,1%, đội ngũ CBGV có 2273 người.
Từ năm học 2020 -2021 Ngành GD Hà Đông triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018. Giữa bối cảnh trong nước và thế giới chịu tác động nặng nề của Đại dịch COVID-19 và kéo dài gần 3 năm học, trong gian khó, toàn ngành đã nỗ lực không ngừng vận dụng sáng tạo trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, huy động sự vào cuộc tích cực của nhân dân và sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của quận để hoàn thành mục tiêu kép vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa hoàn thành nhiệm vụ các năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo của chương trình GDPT mới.
Tiếp nối những bước chuyển mình mạnh mẽ, năm học 2024 -2025, ngành GD Hà Đông có 144 trường trong đó có 98 trường công lập, 46 trường ngoài công lập với 3.266 nhóm lớp và 124.387 HS, ngoài ra còn có trên 285 cơ sở GDMN tư thục. Quy mô trường lớp ngày càng phát triển, mạng lưới trường học trên địa bàn quận được phân bố tương đối phù hợp, đáp ứng mong muốn và nhu cầu học tập của các bậc phụ huynh và học sinh. CSVC, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia luôn được quan tâm đầu tư. Hoàn thành vượt chỉ tiêu về số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 80,6%
Trong những năm qua, các thế hệ nhà giáo quận nhà đã không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam, ra sức phấn đấu góp phần làm nên những đổi thay của Ngành GD quận Hà Đông nói riêng và ngành GD Thủ đô nói chung. Ngành GDĐT quận Hà Đông luôn kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho CBGV. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được ngành giáo dục đào tạo quận triển khai đồng bộ, hiệu quả; 100% cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nội dung Chương trình GDPT 2018. Đội ngũ CBQLGV các cấp học được củng cố bổ sung kịp thời, kiện toàn theo yêu cầu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đến nay 100% CBQL trường học đảm bảo có đủ tiêu chuẩn theo quy định; trên 5% giáo viên có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên; 100% giáo viên đạt chuẩn về nghề nghiệp; 94,2% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo trình độ chuyên môn, trong đó có 315 nhà giáo và CBQL đạt trình độ Thạc sỹ, 6 nhà giáo có trình độ Tiến sĩ chuyên ngành giảng dạy. Công tác phát triển đảng viên trong các nhà trường luôn được cấp ủy đảng các cấp quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ đảng viên là nhà giáo trong các trường công lập đạt trên 47%. Công tác phổ cập giáo dục luôn được giữ vững, hoàn thành chỉ tiêu: 100% trẻ mẫu giáo tham gia học giáo dục mầm non, trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào học lớp 6, 92,5% học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT. Chất lượng giáo dục (đại trà và mũi nhọn) được duy trì và nâng cao; chương trình giáo dục mầm non được thực hiện ở các độ tuổi; 99,9% học sinh tiểu học và 99,2% học sinh THCS được lên lớp thẳng; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; 99,8% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS; chất lượng và số lượng học sinh thi vào lớp 10 THPT công lập và THPT hệ chuyên được Sở GDĐT đánh giá cao. Trung tâm GDNN-GDTX, các trường nghề trên địa bàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, kết quả 91,6% học sinh học tại Trung tâm và các trường liên kết đỗ tốt nghiệp THPT, 100% học sinh học Trung cấp nghề được học văn hóa.
Với sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là sự nhiệt thành, tâm huyết, nỗ lực không ngừng nghỉ của các thế hệ nhà giáo và HS trong suốt chặng đường 70 năm qua, ngành GD Hà Đông từ khi thành lập đến nay luôn là đơn vị dẫn đầu của tỉnh Hà Đông, tỉnh Hà Tây, tỉnh Hà Sơn Bình và là đơn vị trong tốp đầu của GD Thủ đô.
Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen lá Cờ đầu ngành Giáo dục Năm 1995.
Vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhi năm 2013; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2018.
Trong các năm qua, ngành GDĐT Hà Đông liên tục đạt danh hiệu Cờ thi đua Xuất sắc cấp TP cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen và các phần thưởng cao quý khác.
70 năm một chặng đường vẻ vang mà các thế hệ lãnh đạo và các thế hệ nhà giáo đã đi qua. Chúng ta tự hào và vô cùng biết ơn các thế hệ đi trước với biết bao nhà giáo lão thành lặng thầm cống hiến “sinh nghề tử nghiệp”, dày công vun đắp, dựng xây, ghi dấu ấn cho sự trưởng thành và phát triển vượt bậc, tô thắm trang sử vàng truyền thống của Ngành. Ghi nhận những cống hiến đó, ngành GDĐT Hà Đông đã có 7 nhà giáo vinh dự được phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.
Sự nghiệp giáo dục tuy còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp các ban, ngành đoàn thể, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường- gia đình- xã hội cùng với quyết tâm,
tình yêu và trách nhiệm, sự đoàn kết nhất trí, bản lĩnh, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, Ngành GD quận Hà Đông sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả thiêng liêng trong sự nghiệp “trăm năm trồng người”, xứng đáng với niềm tin yêu của chính quyền và nhân dân để dựng xây Ngành ngày càng phát triển trên con đường hội nhập với khu vực và trên thế giới. Tôi mong rằng mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi cán bộ quản lý các Nhà trường sẽ trách nhiệm hơn, tận tâm hơn, yêu thương nhiều hơn và bằng hành động thiết thực của mình hãy dành cho học sinh những điều tốt đẹp nhất, làm tốt nhiệm vụ năm học 2024 – 2025. Sự đồng hành của các thầy cô, các nhà trường sẽ tạo ra sự cộng hưởng mới của toàn Ngành.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây