Đơn vị trực thuộc PGD
Kho học liệu
Lịch làm việc
  • Thứ tư 01/11/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 11/2017 CẤP THCS

  • Chủ nhật 01/10/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 10/2017 CẤP THCS

  • Thứ sáu 01/09/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 9/2017 CẤP THCS

  • Thứ ba 01/08/2017 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2017 CẤP THCS

  • Thứ hai 01/08/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2016

  • Thứ sáu 01/07/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 7/2016

  • Thứ tư 01/06/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 6/2016

  • Chủ nhật 01/05/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 5/2016

  • Thứ sáu 01/04/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 4/2016

  • Thứ ba 01/03/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 3/2016

  • Thứ hai 01/02/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 02/2016 CẤP THCS

  • Thứ sáu 01/01/2016 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 1/2016 CẤP THCS

  • Thứ hai 30/11/2015 00:00
    CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 12/2015 CẤP THCS

  • Chủ nhật 01/11/2015 00:00
    Tháng 11/2015

  • Thứ năm 01/10/2015 00:00
    Tháng 10/2015

  • Thứ ba 01/09/2015 00:00
    Tháng 9/2015

  • Thứ bảy 15/08/2015 00:00
    Tháng 8

Xem toàn bộ

Powered by NukeViet Edu Gate - a product of VINADES.,JSC

Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019

Thứ sáu - 20/04/2018 22:01

Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019

Sáng thứ 6 (ngày 20/4/2018), tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị Hướng dẫn công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019.
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 1353/SGDĐT-QLT
V/v hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2018-2019
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2018

Kính gửi: - Các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã;
                - Các trường trung học phổ thông;
                - Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên.
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Căn cứ Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 về việc ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường chuyên và được sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 tại Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
Căn cứ Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 về việc ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên; TT  liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 ban hành kèm theo Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 06/4/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
Căn cứ Công văn số 4520/SGDĐT-QLT ngày 22/12/2017 của Sở GDĐT Hà Nội về việc thông tin các cuộc thi, Olympic dành cho học sinh phổ thông;
Sở GDĐT Hà Nội hướng dẫn các phòng GDĐT, các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) chuẩn bị và tổ chức triển khai công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 với những nội dung sau:
  1. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
  1. Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan. Đảm bảo 100% học sinh (HS) đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng (NV) tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các trung tâm GDNN- GDTX và các trường trung cấp chuyên nghiệp có tuyển HS tốt nghiệp THCS;
  2. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
  3. Hướng dẫn tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, công khai, tạo thuận lợi cho HS và cha mẹ HS;
  4. Phân công nhiệm vụ cụ thể, cá nhân chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trước cấp trên trực tiếp; Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
  1. ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
  1. ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
HS tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS.
  1. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
    1. Độ tuổi dự tuyển
  1. Quy định chung: Tuổi của HS vào học lớp 10 là 15 tuổi.
  2. Một số trường hợp đặc biệt:
  • HS đã được học vượt lớp ở các cấp học trước hoặc HS vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp THCS;
  • HS là người dân tộc thiểu số, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với quy định;
  • HS thiếu một tuổi do tồn tại từ những năm học trước: trường THCS lập danh sách (theo mẫu) những HS có đủ điều kiện về học lực, sức khoẻ và có đơn xin học THPT trước một tuổi; phòng GDĐT tập hợp danh sách và trình Sở duyệt vào ngày 15/5/2018;
  • Các trường hợp khác, phòng GDĐT lập danh sách báo cáo Sở GDĐT để xem xét giải quyết.
    1. Điều kiện về hộ khẩu
  1. Dự tuyển vào trường THPT công lập:
  • HS hoặc bố, mẹ HS có hộ khẩu thường trú (HKTT) tại Hà Nội.
  • HS hoặc bố, mẹ HS đã hoàn thành thủ tục nhập HKTT, có giấy hẹn nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã.
  • Riêng Trường THPT Chu Văn An: HS các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm học lớp 9 và đạt giải chính thức trong kì thi HS giỏi cấp tỉnh được đăng kí dự tuyển.
  1. Dự tuyển vào trường THPT công lập tự chủ tài chính (TCTC), trường THPT ngoài công lập: HS thuộc các diện trên (mục a); HS hoặc bố, mẹ HS có hộ khẩu tạm trú tại Hà Nội.
    1. Điều kiện về ngoại ngữ
Các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội dạy Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật nối tiếp chương trình đã học ở cấp THCS. Do đó khi đăng ký dự tuyển, HS phải chọn trường THPT có môn ngoại ngữ đã học đủ bốn năm ở cấp THCS để được học tiếp ở cấp THPT, trừ các trường hợp dưới đây:
  • HS học Tiếng Nhật trong 4 năm học ở cấp THCS (thể hiện trong Học bạ THCS) được lựa chọn đăng kí dự tuyển học Tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) hoặc Tiếng Anh ở cấp THPT.
  • HS học chương trình Tiếng Pháp song ngữ được học ngoại ngữ 2 là Tiếng Anh ở cả 4 năm học THCS (thể hiện trong học bạ THCS), được lựa chọn đăng kí dự tuyển học chương trình Tiếng Pháp song ngữ hoặc Tiếng Anh ở cấp THPT, nhưng chỉ được đăng ký học một thứ tiếng ngoại ngữ ở cả hai trường nguyện vọng 1 (NV1) và trường nguyện vọng 2 (NV2).
  • Chương trình Tiếng Pháp hệ 3 năm:
HS học bất cứ ngoại ngữ  nào ở cấp THCS đều có thể đăng ký dự tuyển vào  lớp Tiếng Pháp của Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ và Trường THPT Sơn Tây (riêng Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ là lớp chuyên).
  • Chương trình Tiếng Đức (ngoại ngữ 2):
+ Hệ 7 năm: HS học Tiếng Anh (ngoại ngữ 1), Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) trong 4 năm học ở cấp THCS và Tiếng Đức đạt trình độ A2 (theo khung tham chiếu Châu Âu), nếu có NV, được đăng ký dự tuyển vào lớp Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) tại Trường THPT Việt Đức;
+ Hệ 3 năm: Ngoài lớp Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 7 năm, Trường THPT Việt Đức còn mở lớp dạy Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 3 năm cho các HS đã đủ điểm chuẩn trúng tuyển vào trường và có NV theo học.
  • Chương trình Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) hệ 3 năm:
+ Trường THPT Phan Đình Phùng, THPT Đống Đa có mở lớp dạy Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) hệ 3 năm cho các HS đã đủ điểm chuẩn Tiếng Anh của trường và có NV theo học.
+ Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa có mở lớp dạy Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) hệ 3 năm theo hình thức xét tuyển.
  1. HỒ SƠ DỰ TUYỂN
  1. Hồ sơ dự tuyển
  1. Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 (theo mẫu M01).
           Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
  1. Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với HS tốt nghiệp THCS năm học 2017-2018) do trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm GDNN-GDTX sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục (CSGD) cấp;
  1. Bản chính học bạ;
đ) Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới;
  1. Đối với thí sinh (TS) dự tuyển đã tốt nghiệp THCS, bổ túc THCS từ những năm học trước (gọi là TS tự do), phải được chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú xác nhận “không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật”;
Chú ý:
  • Các CSGD có trách nhiệm hướng dẫn HS đang học lớp 9 năm học 2017-2018 làm hồ sơ dự tuyển;
  • Các phòng GDĐT có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng sau làm hồ sơ dự tuyển:
+ TS tự do;
+ TS tốt nghiệp THCS năm học 2017-2018 tại các tỉnh, thành phố khác nhưng có HKTT tại Hà Nội (hoặc bố, mẹ TS có HKTT tại Hà Nội) - gọi là TS học tỉnh ngoài
  • có NV tham gia dự tuyển.
  1. Nộp hồ sơ dự tuyển
 
  1. TS tốt nghiệp THCS năm học 2017-2018 tại các CSGD nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại CSGD nơi HS đang học;
  2. TS tự do; TS học tỉnh ngoài nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GDĐT nơi TS hoặc bố, mẹ TS có HKTT;
  3. TS tốt nghiệp THCS năm học 2017-2018 tại các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên hoặc lớp không chuyên của Trường THPT Chu Văn An, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GDĐT Cầu Giấy (số 485 đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy).
  1. Rút hồ sơ
HS trúng tuyển đã nộp hồ sơ vào trường THPT (công lập hoặc ngoài công lập), trung tâm GDNN-GDTX, khi có nhu cầu được quyền rút hồ sơ, nhà trường phải tạo điều kiện để HS rút hồ sơ. Trường hợp HS có NV chuyển trường sang tỉnh, thành phố khác để học tập, nhà trường làm thủ tục chuyển trường, không xóa tên HS trong danh sách trúng tuyển, các trường hợp khác, sau khi HS rút hồ sơ, nhà trường phải xóa tên HS trong danh sách trúng tuyển.
  1. KHU VỰC TUYỂN SINH
  1. Phân chia và quy định khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển
  1. Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh (KVTS) như sau:
    • KVTS 1: Gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ.
    • KVTS 2: Gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
    • KVTS 3: Gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
    • KVTS 4: Gồm quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
    • KVTS 5: Gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
    • KVTS 6: Gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
    • KVTS 7: Gồm các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Đan Phượng.
    • KVTS 8: Gồm huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.
    • KVTS 9: Gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai.
    • KVTS 10: Gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ, Thanh Oai.
    • KVTS 11: Gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên.
    • KVTS 12: Gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.
  2. HS có HKTT hoặc bố, mẹ có HKTT ở KVTS nào được đăng ký NV dự tuyển vào 02 trường THPT công lập của KVTS đó.
  1. Các trường hợp không theo khu vực tuyển sinh
  1. HS đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên tại các trường THPT chuyên và các trường THPT có lớp chuyên.
  2. HS đăng ký dự tuyển vào các trường THPT công lập TCTC và THPT ngoài công lập.
  3. HS đăng kí dự tuyển một NV vào lớp 10 không chuyên của Trường THPT Chu Văn An hoặc Trường THPT Sơn Tây, NV còn lại phải đăng kí theo KVTS quy định.
  4. HS đăng ký dự tuyển học Tiếng Đức (ngoại ngữ 2, hệ 7 năm) tại trường THPT Việt Đức, NV còn lại phải đăng ký theo KVTS quy định.
đ) HS đăng kí dự tuyển học ngoại ngữ Tiếng Pháp, Tiếng Nhật vào các trường có dạy Tiếng Pháp, Tiếng Nhật.
  1. HS đăng kí dự tuyển học chương trình thí điểm đào tạo song bằng tài.
  1. Đổi khu vực tuyển sinh
  1. Những HS thuộc vùng giáp ranh giữa các KVTS hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký HKTT... được phép đổi KVTS với điều kiện: Hai NV vào 2 trường THPT công lập phải ở trong cùng một KVTS.
  2. HS có đơn xin đổi KVTS (theo mẫu M02), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được Thủ trưởng CSGD xác nhận.
  1. CHẾ ĐỘ TUYỂN THẲNG, ƯU TIÊN, KHUYẾN KHÍCH
    1. Chế độ tuyển thẳng
  1. Đối tượng tuyển thẳng
Có 4 đối tượng tuyển thẳng (a, b, c, d) được quy định như sau:
    • Đối tượng a: HS trường Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường Phổ thông dân tộc nội trú;
    • Đối tượng b: HS là người dân tộc rất ít người (thuộc một trong các dân tộc sau: La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu);
    • Đối tượng c: HS khuyết tật
+ HS khuyết tật là HS bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng không bình thường khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn;
+ HS khuyết tật phải nộp bản sao hợp lệ Giấy xác nhận khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012).
    • Đối tượng d: Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT (các cuộc thi do Bộ GDĐT tổ chức hoặc Bộ GDĐT phối hợp với các ngành
 
chuyên môn tổ chức, được thông báo tại công văn số 4520/SGDĐT-QLT ngày 22/12/2017 của Sở GDĐT Hà Nội về việc thông tin các cuộc thi, Olympic dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018), cụ thể như sau:
+ Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;
+ Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế;
+ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT;
+ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức 4 năm/lần);
+ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
+ Cuộc thi “Viết thư quốc tế UPU” do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì;
Ngoài các cuộc thi trên, học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên trong các cuộc thi tại Công văn số 3035/SGDĐT-QLT ngày 10/8/2016 trước năm học 2017-2018, được bảo lưu trong năm học 2018-2019.
  1. Điều kiện tuyển thẳng
    • HS hoặc bố, mẹ HS có HKTT tại Hà Nội và thuộc một trong 4 đối tượng tuyển thẳng ở trên;
    • HS chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT:
+ Là trường THPT công lập trong KVTS nơi HS hoặc bố, mẹ HS có HKTT hoặc nơi cư trú thực tế của HS.
+ Là trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập không phân biệt KVTS.
    • Trường hợp HS đủ điều kiện mà không có NV tuyển thẳng thì phải tham gia thi tuyển vào ngày 07/6/2018 để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập.
  1. Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng
    • Phiếu đăng ký tuyển thẳng vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 (khai theo mẫu M01 - “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019”);
    • Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
    • Bản sao Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với HS tốt nghiệp THCS năm học 2017-2018) do CSGD cấp;
    • Bản sao Học bạ cấp THCS;
    • Bản sao Hộ khẩu thường trú của HS hoặc cha, mẹ học sinh hoặc Giấy xác nhận nơi cư trú thực tế của học sinh (Giấy xác nhận đã cư trú ít nhất 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ);
    • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ:
+ Giấy chứng nhận đạt giải môn hoặc lĩnh vực dự thi.
+ Giấy chứng nhận khuyết tật.
    • Bản sao Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích khác (nếu có); giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới.
  1. Lịch xét tuyển thẳng
    • Ngày 10/5/2018: Những HS trong diện tuyển thẳng, nộp hồ sơ đăng ký dự xét tuyển thẳng tại CSGD nơi HS học lớp 9;
    • Ngày 11/5/2018: CSGD có HS trong diện xét tuyển thẳng kiểm tra hồ sơ và nộp phòng GDĐT danh sách học sinh diện tuyển thẳng và hồ sơ kèm theo;
    • Ngày 18/5/2018: Phòng GDĐT lập danh sách các HS đủ điều kiện xét tuyển thẳng và hồ sơ kèm theo nộp về Sở GDĐT;
    • Ngày 30/5/2018: Sở GDĐT công bố danh sách học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng;
    • Từ ngày 01/7/2018 đến ngày 03/7/2018: HS có Quyết định trúng tuyển diện tuyển thẳng nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT nơi HS đăng ký tuyển thẳng.
    1. Chế độ ưu tiên
  1. Cộng 1,5 điểm cho một trong các đối tượng: Con liệt sĩ; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”;
  2. Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng: Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; người dân tộc thiểu số (hoặc người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số) và đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;
  3. Cộng 0,5 điểm cho một trong các đối tượng: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (vùng có điều kiện kinh tế
  • xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn được quy định tại Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
  1. Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.
    1. Chế độ khuyến khích
HS được cấp chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở GDĐT tổ chức ở cấp THCS:
    • Loại giỏi: Cộng 1,5 điểm;
    • Loại khá: Cộng 1,0 điểm;
    • Loại trung bình: Cộng 0,5 điểm.
  1. NGUYỆN VỌNG DỰ TUYỂN, PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT KHÔNG CHUYÊN
    1. Đăng ký nguyện vọng dự tuyển
  1. Đối với lớp 10 THPT công lập
Mỗi HS được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2. Hai NV này phải trong cùng một KVTS, trừ 2 trường hợp sau:
    • Có một trong hai NV dự tuyển vào lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An hoặc trường THPT Sơn Tây;
    • Có một trong hai NV dự tuyển vào lớp 10 học Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Đức tại các trường THPT có dạy Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Đức.
HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có điểm xét tuyển (ĐXT) cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. HS đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn nhà trường chỉ nhận HS đăng ký NV1, không nhận HS đăng ký NV2.
  1. Đối với lớp 10 trường THPT công lập TCTC và lớp 10 trường THPT ngoài công lập:
    • Trường hợp HS muốn dùng kết quả thi để dự tuyển vào các trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo Phương án 1 (mục C.I.3.b): HS phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 07/6/2018 để có ĐXT mới được xét tuyển vào trường; nếu chỉ xét tuyển vào trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập (không xét tuyển vào trường THPT công lập),  trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019”, HS đăng ký như sau:
+ Mục Nguyện vọng 1: Ghi tên một trường THPT công lập để được dự thi;
+ Mục Nguyện vọng 2: Ghi “NCL” bằng chữ in hoa.
    • Trường hợp HS dự tuyển vào các trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo Phương án 2 (mục C.I.3.b): HS nộp đơn đăng ký nguyện vọng dự tuyển tại trường THPT công lập TCTC hoặc trường THPT ngoài công lập; mẫu đơn đăng ký dự tuyển do các CSGD này phát hành.
  1. Đối với trường hợp đăng ký tuyển thẳng: HS sử dụng mẫu “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019”, cách đăng ký như sau:
+ Mục Nguyện vọng 1: Ghi tên trường THPT công lập hoặc THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập, HS muốn được theo học;
+ Mục Nguyện vọng 2: Ghi “Tuyển thẳng (x)”. Trong đó “x” là a, b, c hoặc d tùy theo diện tuyển thẳng.
    1. Thay đổi nguyện vọng dự tuyển
  1. Ngày 19/5/2018 Sở GDĐT công bố công khai số lượng HS đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT tại các phòng GDĐT, Cổng thông tin điện tử của Sở (www.hanoi.edu.vn) và Báo Hà Nội mới;
  2. HS muốn thay đổi NV dự tuyển nộp đơn (theo mẫu M03) tại các phòng GDĐT trong 02 ngày 20, 21/5/2018, lưu ý:
    • HS chỉ được thay đổi NV dự tuyển giữa các trường trong KVTS đã đăng ký;
    • HS không được thay đổi NV dự tuyển vào các lớp chuyên, trường chuyên.
    1. Phương thức tuyển sinh
  1. Đối với các trường THPT công lập
Thực hiện phương thức “Kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây. Căn cứ vào ĐXT để tuyển sinh, ĐXT được tính dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của HS ở cấp THCS, kết quả thi hai môn Ngữ văn, Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 07/6/2018 và điểm cộng thêm:
ĐXT = Điểm THCS + Điểm thi (tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm
 
  Text Box: ĐXT = Điểm THCS + Điểm thi (tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm


Trong đó:
    • Điểm THCS: Là tổng số điểm tính theo kết quả học tập và rèn luyện của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của HS được tính như sau:
+ Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 5,0 điểm;
+ Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 4,5 điểm;
+ Hạnh kiểm khá và học lực khá: 4,0 điểm;
+ Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 3,5 điểm;
+ Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3,0 điểm;
+ Trường hợp còn lại: 2,5 điểm.
  • Điểm thi: Là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán (tính hệ số 2), chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân.
Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không vi phạm Quy chế đến mức hủy kết quả thi trong kỳ thi Tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).
  • Điểm cộng thêm: Là tổng của điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.
  1. Đối với các trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập
  • Áp dụng phương thức “Xét tuyển” để tuyển sinh vào các trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập. Nhà trường quyết định chọn một trong hai phương án tuyển sinh sau:
+ Phương án 1: Xét tuyển căn cứ vào Điểm xét tuyển của TS tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2018-2019.
+ Phương án 2: Xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của HS ở cấp THCS.
  • Nếu nhà trường tuyển sinh theo phương án 2, ĐXT được tính như sau:
ĐXT = Điểm THCS + Điểm cộng thêm
 
  Text Box: ĐXT = Điểm THCS + Điểm cộng thêm


Trong đó:
+ Điểm THCS: Là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó, cụ thể như sau:
  • Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 10,0 điểm;
  • Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 9,0 điểm;
  • Hạnh kiểm khá và học lực khá: 8,0 điểm;
  • Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 7,0 điểm;
  • Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình và học lực khá: 6,0 điểm;
  • Trường hợp còn lại: 5,0 điểm.
+ Điểm cộng thêm: Là tổng của điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.
  • Căn cứ vào số lượng HS nộp đơn đăng ký xét tuyển và chỉ tiêu của trường, nhà trường sẽ lấy HS có ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những HS đã trúng tuyển;
  • Ngoài phương thức “Xét tuyển” theo 1 trong 2 phương án nêu trên, các trường tuyệt đối không được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương thức khác để tuyển sinh.
  • Các trường THPT công lập TCTC và THPT ngoài công lập phải báo cáo Sở GDĐT kế hoạch tuyển sinh của trường trong đó nêu rõ phương án tuyển sinh trường lựa chọn (phương án 1 hay phương án 2) để thực hiện trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019.
    1. Thời gian nộp hồ sơ nhập học
  1. Đối với trường THPT công lập
HS trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 01/7/2018 đến ngày 03/7/2018. Sau ngày 03/7/2018, những trường tuyển còn thiếu so với chỉ tiêu giao, được tuyển bổ sung HS cho đủ chỉ tiêu từ ngày 05/7/2018 đến ngày 06/7/2018.
  1. Đối với trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập
  • HS nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trường từ ngày 01/6/2018 đến ngày 25/6/2018;
  • HS trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 01/7/2018 đến ngày 15/7/2018.
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
    1. Trường chuyên và trường có lớp chuyên
  1. Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam có 12 lớp chuyên: Toán, Tin học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung;
  2. Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có 11 lớp chuyên: Toán, Tin học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga;
  3. Trường THPT Chu Văn An có 10 lớp chuyên: Toán, Tin học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Pháp;
  4. Trường THPT Sơn Tây có 9 lớp chuyên: Toán, Tin học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh.
    1. Điều kiện dự tuyển
Ngoài các điều kiện theo mục B.II, HS muốn đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT phải đảm bảo các điều kiện sau:
  1. Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên;
  2. Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.
    1. Đăng ký nguyện vọng dự tuyển
Khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên, HS phải căn cứ vào NV và khả năng học tập môn chuyên; lịch thi các môn chuyên để đăng ký cho phù hợp. HS không
được thay đổi NV chuyên đã đăng ký.
  • HS được chọn tối đa 02 trong 04 trường sau để đăng ký dự tuyển: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây;
  • Trong mỗi buổi thi HS chỉ được chọn 1 môn chuyên để dự thi;
  • Nếu HS có NV đăng ký dự tuyển vào 01 môn chuyên tại 02 trường thì phải ghi rõ trường NV1 và trường NV2;
  • Trường hợp HS chỉ có NV đăng ký vào môn chuyên của 01 trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở 01 trường thì đó là trường NV1.
HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,0 điểm. HS đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn các trường chỉ nhận HS đăng ký NV1, không nhận HS đăng ký NV2.
* Riêng đối với Trường THPT Chu Văn An: HS các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hoá trở ra có xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt lớp 9 năm học 2017-2018 và đạt giải chính thức trong kỳ thi HS giỏi văn hóa cấp tỉnh (đạt từ giải Ba trở lên) được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên của môn đạt giải.
    1. Phương thức tuyển sinh
  1. Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những HS có đủ điều kiện dự tuyển;
  2. Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những HS đã qua sơ tuyển ở vòng 1.
    1. Tổ chức tuyển sinh
  1. Vòng 1: Sơ tuyển.
Vòng Sơ tuyển được đánh giá bằng điểm số căn cứ vào các tiêu chí sau:
  • Kết quả dự thi chọn HS giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực một số nước hoặc quốc tế. Điểm cho mỗi giải được tính như sau: Giải nhất 5,0 điểm, giải nhì 4,0 điểm, giải ba 3,0 điểm, giải khuyến khích 2,0 điểm;
  • Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: Mỗi năm xếp loại học lực giỏi 3,0 điểm, học lực khá 2,0 điểm;
  • Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại giỏi 3,0 điểm, loại khá 2,0 điểm.
Điểm sơ tuyển  =  Điểm thi HS giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS
 
  Text Box: Điểm sơ tuyển = Điểm thi HS giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS


Những HS có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia thi tuyển ở vòng 2.
  1. Vòng 2: Thi tuyển
  • Môn thi và hình thức thi:
+ Môn thi: Tổ chức thi tuyển đối với những HS đã qua sơ tuyển ở vòng 1. HS phải dự thi môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (gọi tắt là các môn không chuyên) và môn chuyên, trong đó hai môn Ngữ văn, Toán cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên.
+ Hình thức thi: Tự luận. Riêng môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết.
  • Thang điểm và hệ số điểm bài thi:
+ Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân. Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10.
+ Hệ số điểm bài thi: Điểm thi các môn không chuyên tính hệ số 1, điểm thi môn chuyên tính hệ số 2.
  • Thời gian làm bài thi:
+ Các bài thi không chuyên: 120 phút;
+ Các bài thi môn chuyên: Môn Hóa học và môn Ngoại ngữ 120 phút, các môn khác 150 phút.
  • ĐXT vào lớp chuyên là tổng số điểm các bài thi không chuyên, điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (đã tính hệ số);
ĐXT = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)
 
  Text Box: ĐXT = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)

 
  • Nguyên tắc xét tuyển:
+ Chỉ xét tuyển đối với TS được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0;
+ Căn cứ ĐXT vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu  được giao cho từng môn chuyên. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều TS có ĐXT bằng nhau thì tiếp tục xét chọn TS theo thứ tự ưu tiên sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn.
    1. Thời gian nộp hồ sơ nhập học
HS trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 29/6/2018 đến ngày 01/7/2018. Sau ngày 01/7/2018, những trường tuyển còn thiếu so với chỉ tiêu giao, được tuyển bổ sung HS cho đủ chỉ tiêu từ ngày 03/7/2018 đến ngày 04/7/2018.
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG PHÁP SONG NGỮ
  1. Đối tượng dự tuyển
HS đủ điều kiện tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo Quy chế tuyển sinh hiện hành, được xếp loại học lực, hạnh kiểm cả năm của các lớp cấp THCS từ loại khá trở lên; có điểm trung bình cộng của các bài thi môn Tiếng Pháp và môn Toán bằng Tiếng Pháp trong kỳ thi tốt nghiệp THCS từ 6,0 điểm trở lên, được tuyển vào lớp 10 Tiếng Pháp song ngữ tại Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam hoặc Trường THPT Chu Văn An.
  1. Đăng ký dự tuyển
HS vẫn đăng ký dự tuyển vào các lớp không chuyên của hai trường THPT công lập; các lớp chuyên của hai trong bốn trường THPT có lớp chuyên; ngoài ra, mỗi HS được đăng ký 2 NV dự tuyển lớp 10 Tiếng Pháp song ngữ của 2 trường nêu trên, có xét thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2 (theo mẫu đơn dự tuyển riêng).
Nếu xét tuyển vào trường NV2 thì phải có ĐXT cao hơn ít nhất 1,5 điểm so với điểm chuẩn của trường. Khi hạ điểm chuẩn, không nhận HS có NV2 vào trường.
  1. Phương thức tuyển sinh
Tổ chức xét tuyển căn cứ vào Điểm THCS, kết quả thi hai môn Ngữ văn, Toán ngày 07/6/2018 (Điểm thi), kết quả thi Tiếng Pháp và thi Toán bằng Tiếng Pháp hết cấp THCS ngày 26/5/2018 (Điểm Pháp ngữ) và Điểm cộng thêm theo quy chế.
ĐXT = Điểm THCS + Điểm thi + Điểm Pháp ngữ + Điểm cộng thêm
 
  Text Box: ĐXT = Điểm THCS + Điểm thi + Điểm Pháp ngữ + Điểm cộng thêm

Khi xét trúng tuyển lấy theo ĐXT vào lớp Tiếng Pháp song ngữ từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Điểm thấp nhất cho HS trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường. ĐXT được tính như sau:
Trong đó:
  1. Điểm THCS, Điểm cộng thêm (quy định tại mục C.I.3).
  2. Điểm thi: Là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán (thi ngày 07/6/2018) chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến hai chữ số thập phân;
Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không vi phạm Quy chế thi đến mức đình chỉ thi và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).
  1. Điểm Pháp ngữ: Là kết quả của kỳ thi chứng chỉ Pháp ngữ THCS ngày 26/5/2018. Điểm Pháp ngữ là tổng của điểm thi môn Tiếng Pháp (hệ số 2) và môn Toán bằng Tiếng Pháp (hệ số 1).
  1. Thời gian nộp hồ sơ nhập học
HS trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 01/7/2018 đến ngày 03/7/2018.
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SONG BẰNG TÚ TÀI
Năm học 2018-2019, Sở GDĐT triển khai thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.
  1. Đối tượng dự tuyển
Học sinh đã tốt nghiệp THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2018-2019.
  1. Điều kiện dự tuyển
  • HS hoặc cha, mẹ học sinh có HKTT tại Hà Nội, đúng độ tuổi, đã tốt nghiệp THCS, có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán, Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên, điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Tiếng Anh từ 8,5 trở lên;
  • HS có đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2018-2019.
  1. Chỉ tiêu tuyển sinh
 
TT Trường THPT Số lớp Số HS
1 Chu Văn An 2 50
2 chuyên Hà Nội-Amsterdam 2 50
 
  1. Đăng ký nguyện vọng
  • HS có thể đăng ký NV vào hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.
  • NV của thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A- level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam là NV độc lập, không ảnh hưởng đến NV đăng ký tuyển sinh vào các trường THPT chuyên và THPT không chuyên.
  1. Phương thức tuyển sinh và lịch thi
  1. Vòng 1: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam Ngày 07/6/2018: Buổi sáng thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán (cùng
với kỳ thi vào lớp 10 THPT không chuyên);
  1. Vòng 2: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc
Ngày 10/6/2018: Buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi môn tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh.
  1. Vòng 3: Phỏng vấn
  • Điều kiện để HS được tham gia vòng phỏng vấn:
+ Học sinh đã tham dự đủ các môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT khóa thi ngày 07/6/2018, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả thi và không có bài thi nào bị điểm 0 (không);
+ Số lượng HS được tham gia phỏng vấn bằng 2 lần chỉ tiêu, được tuyển chọn căn cứ vào tổng điểm 04 bài thi Vòng 2 xét từ cao xuống thấp.
  • Thời gian phỏng vấn: Ngày 18/6/2018.
  1. Đề thi Vòng 2, Vòng 3
  • Đề thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học hoàn toàn bằng tiếng Anh theo chuẩn Cambridge International Examinations (CIE), môn tiếng Anh thi theo hình thức viết luận; thời gian làm bài là 60 phút/môn;
  • Phỏng vấn theo hình thức vấn đáp để kiểm tra trình độ nghe, nói và khả năng ứng xử, phản xạ, tư duy của học sinh.
  1. Thời gian nộp hồ sơ nhập học
HS trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 29/6/2018 đến ngày 01/7/2018.
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 HỌC TIẾNG NHẬT
    1. Danh sách trường THPT có tổ chức dạy Tiếng Nhật
  1. Dạy Tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) gồm 3 trường: THPT Chu Văn An, THPT Kim Liên, THPT Việt Đức.
  2. Dạy Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) gồm 3 trường: THPT Phan Đình Phùng, THPT Đống Đa và THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, trong đó trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa là trường công lập TCTC nên tuyển sinh lớp Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) theo phương thức xét tuyển do trường quy định.
    1. Tuyển sinh vào học lớp 10 Tiếng Nhật (ngoại ngữ 1)
  1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển
HS có đủ điều kiện theo quy định (Phần B.II); học đủ 4 năm ngoại ngữ Tiếng Nhật tại các trường THCS.
  1. Đăng ký dự tuyển
  • HS được đăng ký vào hai trong ba trường THPT Chu Văn An, Kim Liên, Việt Đức theo thứ tự ưu tiên NV1, NV2 (không theo KVTS);
  • HS đã đăng ký dự tuyển vào học Tiếng Nhật không được đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên học ngoại ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp;
  • Trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019”, HS phải chọn ngoại ngữ là Tiếng Nhật trong mục “Ngoại ngữ đăng ký học tại THPT”.
  1. Chỉ tiêu tuyển sinh
 
TT Trường THPT Số lớp Số HS
1 Chu Văn An 1 45
2 Kim Liên 1 45
3 Việt Đức 1 45
  1. Nguyên tắc xét tuyển
Khi xét trúng tuyển lấy theo ĐXT vào lớp Tiếng Nhật từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao. Điểm thấp nhất cho HS trúng tuyển gọi là điểm chuẩn lớp Tiếng Nhật của trường.
Nếu HS đã trúng tuyển theo NV1 sẽ không được xét tuyển theo NV2. Trường hợp HS nhập học theo NV2 thì phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn lớp Tiếng Nhật của trường ít nhất là 1,5 điểm. Khi hạ điểm chuẩn, trường không nhận HS đăng ký dự tuyển theo NV2.
đ) Phương thức tuyển sinh, thời gian nộp hồ sơ nhập học
Thực hiện như tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên.
    1. Tuyển sinh vào học lớp 10 Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2)
  1. Đối tượng, đăng ký dự tuyển
  • HS đã trúng tuyển vào trường THPT có tổ chức dạy Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) theo điểm chuẩn lớp Tiếng Anh.
  • Khi đăng ký dự tuyển, trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019”, HS chọn ngoại ngữ là Tiếng Anh trong mục “Ngoại ngữ đăng ký học tại THPT”.
  • Sau khi trúng tuyển vào trường THPT, HS có NV học Tiếng Nhật (ngoại ngữ
  1. sẽ làm đơn và nộp tại trường khi nhập học từ ngày 01/7/2018 đến ngày 03/7/2018.
  1. Nguyên tắc xét tuyển
Căn cứ vào số lượng HS có NV và ĐXT của HS, các trường THPT công lập có tổ chức dạy Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) sẽ lập danh sách HS có NV học lớp Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) và xét theo ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Những HS không trúng tuyển lớp Tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) sẽ học tại lớp Tiếng Anh.
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 HỌC TIẾNG ĐỨC (NGOẠI NGỮ 2)
  1. Tuyển sinh vào học lớp 10 Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 7 năm
  1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển
HS học đủ 4 năm trong dự án Tiếng Đức ở cấp THCS, Tiếng Đức đạt trình độ A2 (theo khung tham chiếu Châu Âu).
  1. Đăng ký dự tuyển
    • HS đăng ký dự tuyển học Tiếng Đức (ngoại ngữ 2), Tiếng Anh (ngoại ngữ 1), được đăng ký một NV vào Trường THPT Việt Đức, NV còn lại HS phải đăng ký vào một trường THPT thuộc KVTS theo quy định về HKTT;
    • Trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019”, HS phải chọn ngoại ngữ là Tiếng Đức trong mục Ngoại ngữ đăng ký học tại THPT.
Khi xét trúng tuyển lấy theo ĐXT vào lớp Tiếng Đức từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu 1 lớp (45 HS). Điểm thấp nhất cho HS trúng tuyển gọi là điểm chuẩn lớp Tiếng Đức của trường.
Nếu HS đã trúng tuyển theo NV1 sẽ không được xét tuyển theo NV2. Trường hợp HS nhập học theo NV2 thì phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn lớp Tiếng Đức của trường ít nhất là 1,5 điểm. Khi hạ điểm chuẩn, trường không nhận HS đăng ký dự tuyển theo NV2.
  1. Tuyển sinh vào học lớp 10 Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 3 năm
Ngoài lớp Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 7 năm, Trường THPT Việt Đức còn mở lớp Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 3 năm như sau:
    • HS đã trúng tuyển vào Trường THPT Việt Đức theo điểm chuẩn lớp Tiếng Anh của trường;
    • Có NV học lớp Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 3 năm (HS sẽ đăng ký khi đến nhập học tại trường từ ngày 01/7 đến ngày 03/7/2018).
Căn cứ vào số lượng HS có NV và ĐXT của HS, Trường THPT Việt Đức sẽ lập danh sách HS có NV học lớp Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) và xét theo ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Những HS không trúng tuyển lớp Tiếng Đức (ngoại ngữ 2) sẽ học tại lớp Tiếng Anh.
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI
  1. Đối tượng tuyển sinh
  1. HS đã tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, có năng khiếu thể dục thể thao (TDTT), có khả năng phát triển để trở thành vận động viên; có HKTT tại Hà Nội hoặc các tỉnh, thành phố khác trong toàn quốc; độ tuổi từ 15 – 17 tuổi.
  2. HS không có HKTT tại Hà Nội trúng tuyển, nếu không có NV tiếp tục học tại Trường Phổ thông năng khiếu TDTT Hà Nội sẽ không được chuyển vào học tại các trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội.
  1. Phương thức tuyển sinh
Tuyển học sinh vào học tại Trường Phổ thông năng khiếu TDTT Hà Nội do Hội đồng tuyển sinh của Trường Phổ thông năng khiếu TDTT Hà Nội thực hiện theo quy định, Sở GDĐT Hà Nội duyệt kết quả tuyển sinh của trường.
Phương thức tuyển sinh căn cứ vào năng khiếu TDTT và trình độ văn hóa của học sinh như sau:
  1. Thi năng khiếu về thể dục thể thao
Các bộ môn thể thao thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao phối hợp với Phòng Quản lý Thể dục thể thao của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức thi tuyển năng khiếu thể dục thể thao theo chuyên môn phù hợp.
  1. Xét tuyển về văn hóa
Sau khi trúng tuyển năng khiếu TDTT, học sinh trúng tuyển sẽ tham gia tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo phương thức xét tuyển. ĐXT vào Trường phổ thông năng khiếu TDTT Hà Nội được tính như sau:
ĐXT = Điểm thi NK (hệ số 2) + Điểm THCS + Điểm cộng thêm (nếu có)
 
  Text Box: ĐXT = Điểm thi NK (hệ số 2) + Điểm THCS + Điểm cộng thêm (nếu có)



Trong đó:
    • Điểm thi NK: Là điểm thi năng khiếu TDTT và phải đạt từ 8,0 trở lên (theo thang điểm 10);
    • Điểm THCS, Điểm cộng thêm: Theo mục C.I.3.a
Khi xét trúng tuyển sẽ lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao.
  1. Thời gian tuyển sinh
Học sinh nộp hồ sơ và đăng ký dự tuyển tại Trường Phổ thông năng khiếu TDTT Hà Nội:
  1. Thi tuyển năng khiếu: Từ 01/6/2018 đến 05/7/2018;
  2. Thu hồ sơ và xét tuyển văn hóa: Từ ngày 20/6/2018 đến 15/7/2018.
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
  1. Đối tượng
    • HS trường Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS;
    • HS có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số và có HKTT tại 14 xã miền núi trong địa bàn Thành phố Hà Nội từ 5 năm trở lên, bao gồm:
+ Huyện Ba Vì có 07 xã: Tản Lĩnh, Ba Trại, Minh Quang, Ba Vì, Vân Hoà, Yên Bài, Khánh Thượng;
+ Huyện Thạch Thất có 03 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân;
+ Huyện Quốc Oai có 02 xã: Phú Mãn, Đông Xuân;
+ Huyện Mỹ Đức có 01 xã: An Phú;
+ Huyện Chương Mỹ có 01 xã: Trần Phú.
  1. Phương thức tuyển sinh
    • Tuyển thẳng: Cho các đối tượng là HS trường Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS;
    • Thi tuyển kết hợp xét tuyển: Cho những HS có HKTT thuộc 14 xã nêu trên, có NV vào trường. Những HS này khi đăng ký dự tuyển phải đăng ký một NV vào trường Phổ thông dân tộc nội trú, NV còn lại vào trường THPT công lập thuộc KVTS quy định;
Khi xét trúng tuyển sẽ lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao. Điểm thấp nhất cho HS trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường.
  1. Thời gian nộp hồ sơ nhập học
Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường từ ngày 01/7/2018 đến ngày 03/7/2018. Sau ngày 03/7/2018, những trường tuyển còn thiếu so với chỉ tiêu giao, được tuyển bổ sung học sinh cho đủ chỉ tiêu từ ngày 05/7/2018 đến ngày 06/7/2018.
  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDTX TẠI CÁC TRUNG TÂM GDNN-GDTX
Các trung tâm GDNN-GDTX tuyển HS vào học chương trình GDTX.
  1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
  1. Đối tượng: HS đã tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS;
  2. Điều kiện: HS hoặc bố, mẹ HS có HKTT hoặc tạm trú tại Hà Nội, có đủ hồ sơ hợp lệ.
  1. Phương thức tuyển sinh
  1. Thực hiện phương thức “Xét tuyển” cho HS dự tuyển học chương trình GDTX;
  2. ĐXT được tính như sau:
ĐXT = Điểm THCS + Điểm cộng thêm
 
  Text Box: ĐXT = Điểm THCS + Điểm cộng thêm



Trong đó:
    • Điểm THCS: Là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của HS được tính như sau:
+ Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 10 điểm;
+ Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 9,0 điểm;
+ Hạnh kiểm khá và học lực khá: 8,0 điểm;
+ Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 7,0 điểm;
+ Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình và học lực khá: 6,0 điểm;
+ Các trường hợp còn lại: 5,0 điểm;
    • Điểm cộng thêm: Là tổng của điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.
  1. Căn cứ vào ĐXT của học sinh, trung tâm GDNN-GDTX lập danh sách và lấy từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu được giao.
  1. Thời gian tuyển sinh
    • Học sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trung tâm GDNN-GDTX từ ngày 01/6/2018 đến ngày 25/6/2018.
    • Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trung tâm GDNN-GDTX từ ngày 01/7/2018 đến ngày 15/7/2018.
  1. TỔ CHỨC THI
  1. ĐỊA ĐIỂM DỰ THI CỦA HỌC SINH
    1. Đối với HS đăng ký vào lớp 10 THPT công lập không chuyên
Dự thi vào ngày 07/6/2018 tại Điểm coi thi của trường THPT công lập đăng ký
 
NV1.

 
    1. Đối với HS đăng ký vào lớp 10 THPT chuyên
  • HS dự thi ba môn không chuyên gồm Ngữ văn, Toán (ngày 07/6/2018) và
 
Ngoại ngữ (buổi sáng ngày 08/6/2018) tại Điểm coi thi của trường NV1 của “môn chuyên đầu tiên” (là môn chuyên HS thi đầu tiên theo lịch).
    • HS dự thi các môn chuyên (chiều ngày 08/6/2018 và sáng ngày 09/6/2018) tại Điểm coi thi của trường đăng ký NV1 của môn chuyên đó.
    1. Đối với HS đăng ký vào lớp 10 chương trình song bằng tú tài
    • HS dự thi hai môn gồm Ngữ văn và Toán ngày 07/6/2018 tại Điểm thi của trường THPT đăng ký NV1 (mục D.I.1. hoặc D.I.2. tùy theo nguyện vọng thí sinh đăng ký vào lớp 10 THPT không chuyên hay lớp 10 THPT chuyên);
    • HS dự thi các môn bằng tiếng Anh vào ngày 10/6/2018 tại Điểm thi của trường đăng ký NV1 học chương trình song bằng tú tài (THPT Chu Văn An hoặc THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam);
    • HS dự phỏng vấn (ngày 18/6/2018) tại trường THPT đăng ký NV1 học chương trình song bằng tú tài (THPT Chu Văn An hoặc THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam).
  1. MÔN THI, NGÀY THI, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI
    1. Môn thi, ngày thi
  1. HS đăng ký vào lớp 10 không chuyên
- Ngày thi: 07/6/2018;
    • Môn thi: Buổi sáng thi Ngữ Văn; buổi chiều thi Toán.
  1. HS đăng ký vào lớp 10 chuyên
    • Ngày 07/6/2018: Buổi sáng thi môn Ngữ Văn; buổi chiều thi môn Toán;
    • Sáng 08/6/2018: Thi môn Ngoại ngữ không chuyên;
    • Chiều 08/6/2018 và sáng 09/6/2018: Thi các môn chuyên theo lịch.

* Ghi chú:

    • Môn Ngoại ngữ thi sáng ngày 08/6/2018: HS sẽ thi Ngoại ngữ đã được học ở cấp THCS, theo hình thức kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm.
    • HS dự tuyển vào lớp 10 chuyên Tiếng Pháp (Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ), chuyên Tiếng Nga, chuyên Tiếng Trung sẽ làm bài thi môn chuyên bằng môn ngoại ngữ đã được học ở cấp THCS.
    • Trường hợp HS dự tuyển vào lớp 10 chuyên Tiếng Pháp của Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ nhưng thi bằng tiếng Anh thay thế: Sẽ thi cùng đề với HS thi chuyên Tiếng Anh (sáng 09/6/2018) và chỉ được đăng ký thêm tối đa 2 môn chuyên, đó là chuyên tiếng Anh và chuyên Tiếng Nga của Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.
  1. HS đăng ký vào lớp 10 chương trình song bằng tài
    • Ngày 07/6/2018: Buổi sáng thi môn Ngữ Văn; buổi chiều thi môn Toán;
    • Ngày 10/6/2018: Buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi môn Tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh;
    • Ngày 18/6/2018: Phỏng vấn theo hình thức vấn đáp các học sinh được chọn sau 2 vòng thi trên.
    1. Nội dung đề thi
    • Nội dung thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu thuộc chương trình lớp 9;
    • Nội dung thi hệ song bằng tú tài (các môn Tiếng Anh; Toán, Vật lý, Hóa học bằng tiếng Anh) theo chuẩn Cambridge International Examinations (CIE).
    1. Hình thức thi
    • Các môn thi theo hình thức tự luận, riêng môn Ngoại ngữ sẽ được kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm;
    • Môn Tiếng Anh (hệ song bằng tú tài) thi theo hình thức viết luận.
 
  1. LỊCH THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI
 
Ngày Buổi Môn thi Thời gian làm bài Giờ phát đề thi cho TS Giờ bắt đầu làm bài

06/6/2018

Sáng
  • 7 giờ 30: Thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin ĐKDT (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi.
  • 08 giờ 00: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi.

07/6/2018
Sáng Ngữ văn 120 phút 7 giờ 55 8 giờ 00
Chiều Toán 120 phút 14 giờ 25 14 giờ 30

08/6/2018
(Lớp chuyên)
Sáng Ngoại ngữ 120 phút 7 giờ 55 8 giờ 00
Chiều
(Thi các môn chuyên)
Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học 150 phút 14 giờ 25 14 giờ 30
Tiếng Pháp; Tiếng Nhật (môn thay thế) 120 phút 14 giờ 25 14 giờ 30
09/6/2018
(Lớp chuyên)
Sáng
(Thi các môn chuyên)
Vật lí, Lịch sử, Địa lí 150 phút 7 giờ 55 8 giờ 00
Hoá học, Tiếng Anh 120 phút 7 giờ 55 8 giờ 00

10/6/2018
(CT song bằng)

Sáng
Toán bằng tiếng Anh 60 phút 7 giờ 55 8 giờ 00
Vật lý bằng tiếng Anh 60 phút 9 giờ 40 9 giờ 45

Chiều
Tiếng Anh 60 phút 13 giờ 55 14 giờ 00
Hóa học bằng tiếng Anh 60 phút 15 giờ 40 15 giờ 45
18/6/2018
(CT song bằng)

Cả ngày

Phỏng vấn
Thời gian phỏng vấn của từng ca sẽ được thông báo đến thí sinh sau khi có kết quả Vòng 2
 
  1. TỔ CHỨC COI THI
  1. Điểm thi
  1. Mỗi trường THPT công lập là một đơn vị tuyển sinh. Căn cứ vào số HS đăng ký dự tuyển vào trường theo NV1 và cơ sở vật chất của trường, nhà trường chủ động đề xuất tổ chức một hay nhiều Điểm coi thi (gọi tắt là Điểm thi). Sở GDĐT duyệt và ra quyết định thành lập các Điểm thi;
  2. Mỗi Điểm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất.
  1. Thành phần Điểm thi
  1. Điểm thi được thành lập theo Quyết định của Sở, mọi thành viên làm việc tại Điểm thi từ trưởng Điểm thi đến các nhân viên phục vụ đều phải có tên trong Quyết định;
  2. Trưởng Điểm thi là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trường THPT;
  3. Có từ 2 đến 3 Phó Trưởng Điểm thi; 2 Thư ký, trong đó có 1 Phó Trưởng Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất là lãnh đạo CSGD được dùng làm địa điểm tổ chức Điểm thi;
  4. Cán bộ coi thi: 50% là giáo viên THCS không dạy Ngữ văn, Toán lớp 9  năm học 2017-2018; 50% là giáo viên THPT không dạy Ngữ văn, Toán;
đ) Giám sát thi: Là cán bộ, giáo viên trường THPT, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi, có trách nhiệm cao và nắm vững quy chế thi.
Ngoài ra tại mỗi Điểm thi còn có Trật tự viên, Công an, nhân viên y tế, phục vụ làm nhiệm vụ theo Quyết định.
  1. Tổ chức thực hiện: Sở sẽ có văn bản hướng dẫn riêng về nghiệp vụ coi thi.
  1. TỔ CHỨC CHẤM THI
    1. Ban chấm thi
  1. Toàn Thành phố thành lập một Ban chấm thi, một Ban phách và các Ban chấm thi bộ môn hoặc nhóm môn;
  2. Địa điểm đặt Ban chấm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất.
    1. Thành phần Ban chấm thi
  1. Ban chấm thi được thành lập theo Quyết định của Sở GDĐT, mọi thành viên làm việc tại Ban từ Trưởng ban chấm thi đến các nhân viên phục vụ đều phải có tên trong Quyết định;
  2. Cán bộ chấm thi: 50% là giáo viên THCS, 50% là giáo viên THPT. Các phòng GDĐT, các trường THPT phải cử đúng thành phần và số lượng giáo viên tham gia chấm thi theo yêu cầu của Sở GDĐT;
  3. Tại mỗi ban chấm thi theo môn hoặc nhóm môn có các Thanh tra viên làm nhiệm vụ thanh tra chấm thi.
    1. Tổ chức thực hiện: Sở sẽ văn bản hướng dẫn riêng về nghiệp vụ chấm thi.
  1. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
  1. Khiếu nại về điểm bài thi
Ban phúc khảo giải quyết các khiếu nại về điểm bài thi theo Quy chế thi THPT quốc gia.
  1. Các khiếu nại khác
Thủ trưởng CSGD giải quyết tại CSGD.
  1. CÔNG NHẬN TRÚNG TUYỂN, THỦ TỤC NHẬP HỌC, CHUYỂN TRƯỜNG
  1. CÔNG NHẬN TRÚNG TUYỂN
    1. Căn cứ chỉ tiêu được giao và ĐXT của HS đăng ký dự tuyển, trường THPT công lập đề xuất điểm chuẩn, Sở GDĐT duyệt điểm chuẩn cho từng trường. ĐXT do Sở GDĐT công bố là căn cứ duy nhất để xác định điểm chuẩn, các trường không được đưa ra bất cứ một loại điểm và điều kiện nào khác để xét tuyển.
    • Trường hợp hạ điểm chuẩn: Các trường THPT phải niêm yết công khai số lượng HS đã tuyển, số còn thiếu so với chỉ tiêu, điểm chuẩn mới và thời hạn nhận hồ sơ. Khi hạ điểm chuẩn nhà trường chỉ nhận HS có NV1 không nhận HS có NV2;
    • Tùy theo tình hình tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên ở một số KVTS, nếu gặp khó khăn Sở sẽ xem xét, quyết định cho phép trường được tuyển nguyện vọng 3 (NV3). Những HS trúng tuyển NV3 phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 2,0 điểm. Cách tuyển như sau: Căn cứ vào số lượng HS nộp đơn đăng ký xét tuyển NV3 và chỉ tiêu của trường, nhà trường sẽ lấy HS có ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những HS đã trúng tuyển;
    • HS đã trúng tuyển NV1, NV2 không được xét tuyển NV3.
    1. Danh sách HS dự tuyển, ĐXT, điểm chuẩn được công bố công khai tại từng trường THPT;
    2. Chỉ những HS đúng đối tượng và độ tuổi quy định, đủ hồ sơ hợp lệ, đạt điểm chuẩn mới được đưa vào Danh sách trúng tuyển;
    3. Các trường thực hiện nghiêm túc lịch tuyển sinh, sau khi kết thúc thời hạn tuyển sinh các trường nộp báo cáo (theo mẫu) và Danh sách HS trúng tuyển về Sở (qua Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục) để duyệt. Riêng đối với trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập nộp Danh sách HS trúng tuyển kèm theo Biên bản xét duyệt HS trúng tuyển của Hội đồng tuyển sinh nhà trường.
  1. NHẬP HỌC
    1. Thời gian nhập học, thủ tục nhận hồ sơ sẽ được công bố công khai tại từng trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX;
    2. HS đủ điểm chuẩn, đủ điều kiện tuyển sinh phải nộp đầy đủ hồ sơ nhập học tại trường theo đúng thời gian quy định. Hồ sơ nhập học ngoài các loại giấy tờ như hồ sơ dự tuyển quy định (tại mục B.III.1), HS phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ HKTT hoặc giấy xác nhận nơi cư trú thực tế của HS. Nếu quá thời hạn quy định, nhà trường không được ghi tên HS vào danh sách trúng tuyển;
    3. Các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX phải kiểm tra hồ sơ của HS nếu
đầy đủ và hợp lệ mới được nhận. Đối với các trường THPT công lập, những HS hoặc bố, mẹ HS đã hoàn thành thủ tục nhập HKTT, có giấy hẹn nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã, phải nộp HKTT ngay sau khi có kết quả, nếu không HS sẽ bị loại khỏi Danh sách trúng tuyển;
Khi tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh của học sinh, cán bộ tuyển sinh phải kiểm tra kỹ hồ sơ, đặc biệt phải kiểm tra sự trùng khớp của các thông tin về cá nhân học sinh như: Họ tên, ngày sinh, nơi sinh…trong giấy khai sinh, hộ khẩu, học bạ THCS, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, phiếu báo điểm tuyển sinh, dữ liệu từ sổ điểm điện tử (nếu có), nếu thấy trùng khớp cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi vào mặt sau của bản sao giấy khai sinh: “Đã kiểm tra khớp với bản chính khai sinh và hộ khẩu” sau đó ký và ghi rõ họ tên, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký và đóng dấu xác nhận. Bản sao giấy khai sinh có xác nhận này sẽ là căn cứ để ghi vào hồ sơ học tập, cấp văn bằng chứng chỉ cho HS sau này. Cán bộ tuyển sinh và Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra và xác nhận trên.
    1. Các trường không được thu bất cứ khoản đóng góp nào của HS hoặc cha mẹ HS kể cả bán hồ sơ cho HS. Đối với các trường ngoài công lập phải công khai mức học phí và các khoản thu của cả năm học tại địa điểm tuyển sinh.
Trong thời gian tuyển sinh, hàng ngày các trường phải lập danh sách HS đã nộp hồ sơ nhập học vào trường đầy đủ, chính xác, có chữ ký của HS hoặc cha mẹ học sinh nộp hồ sơ; cập nhật danh sách học sinh trúng tuyển đã nhập học vào hệ thống sổ điểm điện tử (eSAMS) chậm nhất 19h00 hàng ngày. Ngay sau khi kết thúc đợt tuyển sinh, các trường THPT chuyên, THPT công lập, THPT công lập TCTC, ngoài công lập nộp báo cáo nhanh và bản sao Danh sách HS đã nộp hồ sơ (theo mẫu), công văn đề nghị tuyển bổ sung (nếu tuyển chưa đủ chỉ tiêu). Các trường tuyệt đối không được nhận HS chưa có đủ hồ sơ hợp lệ hoặc nhận vượt quá chỉ tiêu được giao.
    1. Các trường THPT không được tổ chức kiểm tra để phân ban, chia lớp. Việc phân chia HS vào các lớp phải đảm bảo sĩ số theo quy định của Điều lệ nhà trường, tuyệt đối không để sĩ số giữa các lớp chênh lệch nhau quá lớn.
  1. CHUYỂN TRƯỜNG
Học sinh đã trúng tuyển vào trường THPT công lập phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần chuyển trường, phải được Giám đốc Sở GDĐT cho phép.

G. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    1. Ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019. Tổ chức hội nghị hướng dẫn về công tác tuyển sinh cho lãnh đạo các phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc các trung tâm GDNN- GDTX, Hiệu trưởng các trường THCS;
    2. Ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh của các trường THPT; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THPT. Tiếp nhận hồ sơ của các Hội đồng tuyển sinh, Điểm coi thi, Ban chấm thi;
    3. Tổ chức, chỉ đạo công tác quản lý và tính điểm THCS, điểm cộng thêm, điểm sơ tuyển (đối với HS thi vào các lớp chuyên); thanh tra, kiểm tra việc tính điểm và quản lý điểm THCS, điểm cộng thêm, điểm sơ tuyển; giải quyết khiếu nại của HS;
    4. Nhận dữ liệu đăng ký tuyển sinh từ các phòng GDĐT; lập dữ liệu tuyển sinh theo Điểm thi, phòng thi; cấp dữ liệu tuyển sinh cho các phòng GDĐT để in “Phiếu dự thi vào lớp 10 THPT” và “Phiếu báo kết quả tuyển sinh”; cấp dữ liệu tuyển sinh cho các trường THPT để chuẩn bị nơi đặt Điểm thi, CSVC Điểm thi, dự kiến điểm chuẩn và xét tuyển HS trúng tuyển;
    5. Tổ chức học tập Quy chế tuyển sinh, Quy chế thi THPT quốc gia và các Hướng dẫn về công tác tuyển sinh cho toàn thể cán bộ công chức cơ quan Sở;
    6. Tổ chức chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019:
  1. Thành lập Hội đồng thi, Ban coi thi, Điểm thi và các Ban ra đề thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
  2. Tổng hợp và công bố kết quả thi;
  3. Tổ chức chỉ đạo và điều hành công tác thanh tra, kiểm tra toàn bộ quy trình thi và tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
    1. Ban hành Hướng dẫn các nội dung và định mức chi của kỳ thi cho các CSGD. Lập dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định;
    2. Duyệt điểm chuẩn của các trường THPT;
    3. Giải quyết các khiếu nại về điểm bài thi của HS.
  1. CÁC PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
    1. Chịu trách nhiệm triển khai và kiểm tra việc thực hiện các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 của các CSGD trên địa bàn;
    2. Chỉ đạo các CSGD trên địa bàn thực hiện xét tốt nghiệp THCS thống nhất trên hệ thống sổ điểm điện tử (eSAMS); phê duyệt kết quả xét tốt nghiệp THCS của các CSGD trên địa bàn đúng quy định. Chỉ đạo các CSGD cấp mã học sinh cho CMHS, hướng dẫn CMHS truy cập vào trang sổ liên lạc điện tử để theo dõi, kiểm tra kết quả học tập, kết quả thi, kết quả tuyển sinh của HS theo đúng quy định;
    3. Chỉ đạo công tác tính điểm, quản lý điểm THCS, điểm cộng thêm, điểm sơ tuyển, hướng dẫn và nhập dữ liệu tuyển sinh cho HS, TS tự do trên địa bàn. Phòng GDĐT thành lập Hội đồng tuyển sinh gồm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phụ trách THCS, Tổ tưởng tổ THCS và một số chuyên viên;
    4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra chéo công tác tính điểm và quản lý điểm THCS,

điểm cộng thêm, điểm sơ tuyển của HS tại các CSGD;
    1. Tổ chức học tập Quy chế tuyển sinh, Quy chế thi THPT quốc gia cho cán bộ công chức phòng GDĐT; phổ biến Quy chế tuyển sinh, Quy chế thi THPT quốc gia cho TS tự do. Tham gia thanh tra, kiểm tra thi;
    2. Chỉ đạo và yêu cầu các CSGD có trách nhiệm chuẩn bị cơ sở vật chất cho các Điểm thi, Ban chấm thi và trực tiếp điều động cán bộ, giáo viên làm thi theo yêu cầu của Sở;
    3. Nhận dữ liệu tuyển sinh tại Sở, in và cấp Phiếu báo dự thi, Phiếu báo kết quả thi cho các CSGD để chuyển tới HS;
    4. Trong thời gian tiến hành kỳ thi và tuyển sinh, phòng GDĐT bố trí lãnh đạo, chuyên viên trực để kịp thời giải quyết công việc.
  1. CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  1. Thành lập Hội đồng tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019, Hội đồng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 Ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT và sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
  2. Tổ chức học tập Quy chế thi THPT quốc gia, Quy chế tuyển sinh cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;
  3. Có trách nhiệm liên hệ với phòng GDĐT và các CSGD để chuẩn bị cơ sở vật chất cho các Điểm thi đảm bảo đúng quy định. Đề xuất số lượng, địa điểm coi thi của trường, số phòng thi của mỗi Điểm thi và báo cáo về Sở;
  4. Cử cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ tiêu chuẩn theo quy định làm nhiệm vụ thi theo điều động của Sở, không cử giáo viên dạy các môn Ngữ văn, Toán làm nhiệm vụ coi thi;
  5. Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
  6. Nhận dữ liệu xét tuyển từ Sở GDĐT; đề xuất điểm chuẩn của trường trình Sở duyệt. Trong thời gian tuyển sinh, hàng ngày báo cáo về Sở tình hình tuyển sinh của đơn vị, số lượng hồ sơ tiếp nhận, danh sách học sinh trúng tuyển theo đúng quy định. Sau ngày 03/7/2018, các trường THPT công lập nộp Danh sách HS đã nhập học về Sở. Những trường tuyển chưa đủ chỉ tiêu được tuyển bổ sung vào 02 ngày 05/7/2018 và 06/7/2018.
  7. Các trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập có thể tiếp nhận số HS trúng tuyển vượt so với chỉ tiêu được giao, cụ thể như sau:
  1. Trường có chỉ tiêu tuyển sinh từ 3 lớp trở xuống được tuyển sinh vượt không
quá 20%.
  1. Trường có chỉ tiêu tuyển sinh từ 4 lớp đến 5 lớp được tuyển sinh vượt không quá 15%.
  2. Trường có chỉ tiêu tuyển sinh từ 6 lớp trở lên được tuyển sinh vượt không quá 10%.
  1. Các trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập xây dựng kế hoạch tuyển sinh (theo mẫu) và nộp kế hoạch tuyển sinh của trường, báo cáo về Sở GDĐT vào ngày 15/5/2018;
  2. Các trường THPT thực hiện nghiêm túc các quy định về sổ điểm điện tử, tổ chức tuyển sinh theo đúng quy định về thời gian, địa điểm, chỉ tiêu, đối tượng, điểm chuẩn. Trường hợp CSGD thực hiện không đúng các quy định trên, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý, kể cả xử phạt hành chính theo Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ.
  1. CÁC TRUNG TÂM GDNN-GDTX, CÁC TRƯỜNG THCS
  1. Mỗi trung tâm GDNN-GDTX, trường THCS thành lập một Hội đồng tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019. Hội đồng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 Ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT và sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 05/2018/TT- BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
  2. Thực hiện Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
  3. Thực hiện xét tốt nghiệp THCS thống nhất trên hệ thống sổ điểm điện tử (eSAMS); trình phòng GDĐT quận, huyện, thị xã phê duyệt kết quả xét tốt nghiệp THCS năm học 2017-2018 đúng quy định. Triển khai cấp mã học sinh cho CMHS, hướng dẫn CMHS truy cập vào trang sổ liên lạc điện tử để theo dõi, kiểm tra kết quả học tập, kết quả thi, kết quả tuyển sinh của HS theo đúng quy định; đảm bảo bảo mật mã học sinh, bố trí bộ phận thường trực hướng dẫn, giải đáp, hỗ trợ, xử lý những khó khăn của HS, CMHS về mã học sinh, sổ liên lạc điện tử và các nội dung khác về tuyển sinh theo quy định;
  4. Thông báo kịp thời và đầy đủ về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019. Tổ chức học tập Quy chế tuyển sinh, Quy chế thi THPT Quốc gia của Bộ GDĐT, Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. Phổ biến cho HS và cha mẹ HS văn bản “Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019” và tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh vào lớp 10 THPT thành phố Hà Nội năm học 2018-2019” giúp HS chọn trường phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của mình;
  5. Hướng dẫn HS cách tính điểm THCS, điểm cộng thêm và điểm sơ tuyển (đối
với những HS đăng ký dự thi vào lớp chuyên). Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ của HS, các giấy tờ chứng nhận thuộc diện ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Lập và in bảng Danh sách HS từng lớp (theo mẫu), trong đó có đầy đủ thông tin về từng HS (họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, xếp loại học lực và hạnh kiểm trong 4 năm học cấp THCS, điểm THCS, điểm cộng thêm, NV dự tuyển...) đúng với giấy khai sinh, học bạ, sổ điểm điện tử, có chữ ký xác nhận của giáo viên chủ nhiệm, Thủ trưởng CSGD và công bố công khai cho toàn thể HS;
  1. Tổ chức và hướng dẫn cho HS viết “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019” rõ ràng, đầy đủ, chính xác (sao thêm 2 bản, bản chính nộp Sở, các bản sao lưu tại phòng GDĐT và tại CSGD). Thủ trưởng các CSGD phải tổ chức và hướng dẫn cho HS tự kiểm tra toàn bộ dữ liệu về thi của cá nhân, nếu thấy sai sót cần làm đơn báo cáo ngay cho CSGD. Sau khi sửa dữ liệu, CSGD phải thông báo lại bằng văn bản cho HS, tránh khiếu nại về sau;
  2. Thành lập tổ kiểm tra công tác tính điểm và quản lý điểm THCS, điểm cộng thêm, điểm sơ tuyển của HS trong đơn vị. Tham gia kiểm tra chéo giữa các CSGD theo sự phân công của phòng GDĐT. Giải quyết các khiếu nại về dữ liệu thi, về điểm THCS, điểm cộng thêm của HS;
  3. Nhận Phiếu báo dự thi và Phiếu báo kết quả thi tại phòng GDĐT giao cho
HS;
  1. Sau khi có kết quả sơ bộ về xét tốt nghiệp THCS, phòng GDĐT uỷ nhiệm
Thủ trưởng CSGD cấp 01 (một) Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời từ hệ thống sổ điểm điện tử cho HS để nộp cùng hồ sơ vào nhập học tại trường THPT (nếu trúng tuyển);
  1. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ tiêu chuẩn làm nhiệm vụ thi, không cử giáo viên dạy Ngữ văn, Toán lớp 9 năm học 2017-2018 làm công tác coi thi. Tổ chức kiểm tra, bổ sung cơ sở vật chất của nhà trường, có trách nhiệm phối hợp với trường THPT có HS dự thi chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ cho Điểm thi đảm bảo an toàn và đúng quy định.
  2. Nghiêm túc thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng sổ điểm điện tử ban hành kèm theo quyết định số 2406/QĐ-SGD&ĐT ngày 19/8/2016 của Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội.
Trên đây là hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019, Sở GDĐT yêu cầu các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã; các trường THPT; các trung tâm GDNN-GDTX và các trường THCS nghiên cứu kỹ thực hiện đúng hướng dẫn, đồng thời có trách nhiệm thông báo rộng rãi cho HS, cha mẹ HS biết để thực hiện. Kèm theo hướng dẫn có Lịch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 thay cho các giấy mời dự họp. Các phòng GDĐT sao gửi hướng dẫn và lịch tuyển sinh kèm theo cho các trung tâm GDNN-GDTX và các trường THCS thuộc địa bàn phụ trách.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo về Sở GDĐT bằng văn bản hoặc điện thoại (qua Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, điện thoại: 0243.936.8762; 0243.936.3240; 0243.825.3743) để kịp thời xem xét giải quyết./.

 
Nơi nhận:
  • Như trên;
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Ủy ban nhân dân Thành phố;
  • UBND quận, huyện, thị xã;
  • Đ/c Giám đốc Sở;
  • Các đ/c Phó Giám đốc;
  • Các Phòng của Sở;
  • Lưu: VT, QLT.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây