-
Thứ tư 01/11/2017 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 11/2017 CẤP THCS -
Chủ nhật 01/10/2017 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 10/2017 CẤP THCS -
Thứ sáu 01/09/2017 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 9/2017 CẤP THCS -
Thứ ba 01/08/2017 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2017 CẤP THCS -
Thứ hai 01/08/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2016 -
Thứ sáu 01/07/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 7/2016 -
Thứ tư 01/06/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 6/2016 -
Chủ nhật 01/05/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 5/2016 -
Thứ sáu 01/04/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 4/2016 -
Thứ ba 01/03/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 3/2016 -
Thứ hai 01/02/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 02/2016 CẤP THCS -
Thứ sáu 01/01/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 1/2016 CẤP THCS -
Thứ hai 30/11/2015 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 12/2015 CẤP THCS -
Chủ nhật 01/11/2015 00:00
Tháng 11/2015 -
Thứ năm 01/10/2015 00:00
Tháng 10/2015 -
Thứ ba 01/09/2015 00:00
Tháng 9/2015 -
Thứ bảy 15/08/2015 00:00
Tháng 8
Powered by NukeViet Edu Gate - a product of VINADES.,JSC
Giáo dục sau năm 2015: Giảm môn học THCS, phân hóa mạnh bậc THPT
Trong hai ngày 26 - 27/10, trong một hội thảo có tính chất nội bộ được tổ chức tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT đưa ra thiết kế khá cụ thể hệ thống môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Tích hợp rồi phân hóa
Theo ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD&ĐT, một trong những định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau 2020. Vì thế, chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 phải đảm bảo cho học sinh kết thúc lớp 9 có tri thức phổ thông nền tảng, cơ bản và chuẩn bị phân hóa mạnh sau THCS, các năm học THPT, học sinh phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sinh phổ thông có chất lượng.
Đồng thời, những người thiết kế chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 cũng sẽ phải đặc biệt quan tâm tới yêu cầu giảm tải mà dư luận xã hội đặt ra cho ngành GD&ĐT trong suốt những năm qua. “Nội dung chương trình sẽ được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học chủ đề và hoạt động giáo dục dành cho học sinh tự chọn”, ông Đỗ Ngọc Thống cho biết.
Chủ trương tích hợp được hiện thực hóa ngay từ nội dung chương trình lớp 1, lớp 2: môn đạo đức không còn là một môn học như hiện nay mà được tích hợp với tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục. Theo đó, lớp 1, lớp 2 sẽ chỉ có ba môn: Toán, tiếng Việt, Khoa học Tự nhiên & Khoa học Xã hội. Ngoài ra, còn có bốn hoạt động giáo dục: thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, hoạt động tập thể. Sẽ không còn hoạt động thủ công riêng rẽ mà được tích hợp trong hoạt động mĩ thuật.
Số môn học ngày càng nhiều hơn từ lớp 3, nhưng lên đến THCS cũng chỉ có 7 môn bắt buộc (thay vì 11 môn như hiện nay). Để đạt được điều này, kỹ thuật mà các nhà làm chương trình sử dụng là gộp nhiều môn vào hai môn: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội.
Tuy nhiên, đến lớp 10, những môn đã được gộp vào hai môn ở cấp THCS lại sẽ được tẽ ra để thành các môn riêng: lý, hóa, sinh, địa, sử.v.v…Tổng cộng học sinh phải học bắt buộc tới 11 môn, chưa kể các hoạt động giáo dục. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển thì giai đoạn lớp 10 là “dự hướng”, nghĩa là giai đoạn giúp học sinh bước đầu định hướng nghề nghiệp.
Lên lớp 11 và 12 chương trình được thiết kế theo hướng phân hóa. Tất cả học sinh bắt buộc học ba môn: văn, toán, ngoại ngữ 1. Ngoài ra các em phải học 3 môn tự chọn bắt buộc nữa. Bắt buộc nghĩa là kiểu gì cũng phải học thêm ba môn nữa, tự chọn nghĩa là có thể chọn học môn mà mình thích.
Đổi mới thi sẽ gắn với đổi mới chương trình
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đồng tình với xu hướng thúc đẩy việc dạy và học theo hướng phân hóa. Tuy nhiên, PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Trường ĐH Sư phạm TP HCM đã đề cập những khó khăn trong việc dạy học phân hóa ở Hàn Quốc để cảnh báo kịch bản tương tự có thể lặp lại ở VN, trong đó có việc học sinh chỉ chọn những môn có lợi cho việc chuẩn bị thi ĐH.
Nếu dạy học phân hóa, hầu hết học sinh sẽ tập trung vào các môn tự nhiên, giáo viên các môn xã hội không đủ giờ dạy, dẫn đến sự xáo trộn về nhân lực trong ngành GD và tác động đến việc đào tạo ở các trường sư phạm. Xu hướng học sinh đổ xô chọn khối A bấy lâu nay ở ta là một căn cứ cho mối lo ngại này.
“Ngoài những hiện tượng như đã diễn ra ở Hàn Quốc, chúng ta còn có nỗi lo về cơ sở vật chất, nhất là phòng học, chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực quản lý”, PGS Bùi Mạnh Hùng chia sẻ.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng bày tỏ sự lo ngại khi nhận xét chính cách thi cử đánh giá đã phá hỏng những nỗ lực về đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện kể từ khi đổi mới chương trình SGK năm 2002.
“Thuận lợi cho những sự chuẩn bị đổi mới chương trình lần này là T.Ư Đảng đã thông qua đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Chúng ta đã thống nhất cao chương trình sắp tới phải có thay đổi quan trọng là chuyển từ quan tâm trang bị kiến thức sang quan tâm phát triển năng lực người học, chuyển từ hư học sang thực học, thực việc.
Chúng ta đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng hiện vẫn chưa hiệu quả, một trong những lý do là chưa đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học với kiểm tra đánh giá. Lần này nhất định phải làm một cuộc cách mạng trong vấn đề này”, ông Nguyễn Vinh Hiển nói.
Hiện Bộ GD&ĐT chưa có phương án cụ thể về đổi mới thi, nhưng trong thiết kế môn học và các hoạt động giáo dục của chương trình sau năm 2015 vấn đề này được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc.
Lớp 1, lớp 2 sẽ chỉ có ba môn: Toán, tiếng Việt, Khoa học Tự nhiên & Khoa học Xã hội. Số môn học ngày càng nhiều hơn từ lớp 3, nhưng lên đến THCS cũng chỉ có 7 môn bắt buộc (thay vì 11 môn như hiện nay). |
Nguồn tin: Bộ GD&ĐT
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn