-
Thứ tư 01/11/2017 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 11/2017 CẤP THCS -
Chủ nhật 01/10/2017 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 10/2017 CẤP THCS -
Thứ sáu 01/09/2017 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 9/2017 CẤP THCS -
Thứ ba 01/08/2017 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2017 CẤP THCS -
Thứ hai 01/08/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 8/2016 -
Thứ sáu 01/07/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 7/2016 -
Thứ tư 01/06/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 6/2016 -
Chủ nhật 01/05/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 5/2016 -
Thứ sáu 01/04/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 4/2016 -
Thứ ba 01/03/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 3/2016 -
Thứ hai 01/02/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 02/2016 CẤP THCS -
Thứ sáu 01/01/2016 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 1/2016 CẤP THCS -
Thứ hai 30/11/2015 00:00
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THÁNG 12/2015 CẤP THCS -
Chủ nhật 01/11/2015 00:00
Tháng 11/2015 -
Thứ năm 01/10/2015 00:00
Tháng 10/2015 -
Thứ ba 01/09/2015 00:00
Tháng 9/2015 -
Thứ bảy 15/08/2015 00:00
Tháng 8
Powered by NukeViet Edu Gate - a product of VINADES.,JSC
Những con đường hướng nghiệp không mang tên "Đại học"
Vào đời không nhất thiết phải "đại học"
Là một trong những đơn vị làm tốt công tác hướng nghiệp nhiều năm qua tại quận Hà Đông (Hà Nội), trường THCS Biên Giang xác định, đây là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi năm học.
Nhà giáo Nguyễn Liên Lộc, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Dạy và tư vấn hướng nghiệp là bước đầu tiên để giúp học sinh khối 9 hình dung được cơ hội về việc làm sau này, đặc trưng của từng nghề, cách chọn nghề phù hợp và những gì cần phải chuẩn bị để có thể gắn bó với nghề.
Sau khi kết thúc học kỳ, nhà trường họp phụ huynh để tạo sự đồng thuận trong việc định hướng nghề cho học sinh. Sau đó, trường mời các trường nghề đến để tư vấn, hướng nghiệp trực tiếp và các trường nghề lại bố trí cho học sinh của trường đến thăm quan, trải nghiệm thực tế để yên tâm học tập.
Đối tượng được tập trung tư vấn là những em có học lực trung bình hoặc không có khả năng học tiếp lên THPT do hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn. Thông qua những buổi tư vấn, các em biết được mình cần học nghề nào để nỗ lực học tập.
"Những năm qua, tỷ lệ học sinh của trường đi học nghề sau khi tốt nghiệp là 10 - 15%. Nhiều em đã tốt nghiệp trường nghề và có công việc ổn định để nuôi sống bản thân, gia đình", thầy Lộc thông tin.
Tại trường THCS Phú Lương, quận Hà Đông, việc triển khai dạy hướng nghiệp cho học sinh khối 9 được chia theo từng chủ đề ở từng tháng.
Các em được nghe tư vấn cụ thể từng nghề cũng như biết được hệ thống cơ sở vật chất, chương trình đào tạo của họ để có cái nhìn bao quát. Từ sở thích cũng như điều kiện, năng lực của từng em sẽ có những sự lựa chọn phù hợp.
Riêng tại trường Trung cấp Nghề tổng hợp Hà Nội, sau khi học xong sẽ được cấp hai bằng tốt nghiệp THPT và bằng Trung cấp nghề.
Trong hai năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020, số học sinh sau khi tốt nghiệp tại trường lựa chọn đi học nghề khoảng 40 em, tương đương 10%.
Dạy kĩ năng nghề nghiệp
Ở một góc nhìn khác, TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo cho rằng, nội dung về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cần phải làm ngay từ bậc học mầm non hay tiểu học đến THCS. Tức sẽ tích hợp với những môn học khác nhau để trẻ sớm hình dung, tự ý thức yêu thích nghề nghiệp của cha mẹ hay người khác.
Đối với cấp THCS, dạy hướng nghiệp trong nhiều năm qua chưa có ý nghĩa nhiều trong việc định hướng học tập cho học sinh sau THCS nên cần phải thay đổi để tích hợp nội dung hướng nghiệp vào chương trình mới.
Khi vào học ở cấp THPT, cần thay đổi cách giáo dục hướng nghiệp, không dạy nghề phổ thông "không đến đầu đến đũa" như hiện nay bằng cách, dạy những kỹ năng nghề nghiệp để một mặt tạo động lực cho học sinh. Mặt khác, nếu các em bỏ học giữa chừng có thể có kỹ năng nghề nghiệp nhất định để tham gia vào thị trường lao động khi đủ tuổi lao động.
Ở Bỉ đã phát triển các modul đào tạo kỹ năng ở một số nghề, chỉ cần học xong xong 2/5 modul thì học sinh THPT có thể đi làm được.
Giáo viên phải nắm bắt được sở trường, khả năng của học sinh và cùng phụ huynh thống nhất để tư vấn nghề phù hợp cho các em.
Ở nước ta có không ít em mãi tới năm lớp 12 mới tính đến việc chọn nghề hoặc chọn ngành học ở ĐH nên dễ vướng phải tình trạng chạy theo trào lưu. Thậm chí còn dẫn tới câu chuyện học lệch theo khối ngành mà mình đăng ký.
Ở cấp địa phương, trường nghề có đủ điều kiện thầy cô giáo và cơ sở vật chất thì lại ít người học, trong khi ở trường THPT có người học thì lại thiếu giáo viên dạy kỹ năng nghề và thiết bị dạy nghề.
Nếu đầu tư mua sắm và tuyển dụng giáo viên thêm cho các trường THPT thì không phải là cách quản trị thông minh hệ thống GD&ĐT quốc gia.
Chúng ta từng chứng kiến các cuộc cách mạng trước đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã phát huy được huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống để giành thắng lợi.
Ngày nay trước cuộc CM Công nghiệp 4.0 vô cùng thách thức đối với công tác đào tạo nhân lực, chúng ta lại chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp nguồn lực từ giáo dục và đào tạo nghề, nguy cơ sẽ tuột mất cơ hội chuẩn bị nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn